Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Ngày Tết 2.017, Viết Về Những Cuộc Di Dân Lớn Của Người Việt Sau Ngày 30 tháng 4 năm 1.975!!!

Ngày Tết 2.017, Viết Về Những Cuộc Di Dân Lớn
 Của Người Việt Sau Ngày 30 tháng 4 năm 1.975!!!

Sau cái Tết Ất Mão năm 1.975, chiến sự Miền Nam gia tăng cường độ theo tham vọng hiếu chiến không ngừng của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trong vòng 3 tháng sau Tết, xe tăng, đại pháo, hỏa tiễn (chứ không phải tên lửa) mang nhãn hiệu Trung Cộng, Liên Sô được bộ đội Miền Bắc vận chuyển tấp nập vào Nam để quyết chiếm cho được Sài Gòn. Khi cần thiết, theo lời đảng gọi, thì phải nã đại pháo cho tan nát Sài Gòn, kể cả Nhà Thờ Đức Bà. Sinh mạng người dân, họ còn không màng, nói chi tới nhà thờ, chùa miếu.

Đây là nguyên nhân hệ trọng đã đẩy hàng triệu người Việt quyết tâm rời bỏ làng xóm quê hương để đi ra nước ngoài định cư tìm cuộc sống mới, tránh đại họa độc tài đảng trị.

Hiện nay đã có khoảng 4 triệu người Việt định cư hay tạm dung nơi xứ người, đông nhất là tại Hoa Kỳ với trên 2 triệu người, riêng tiểu bang California có khoảng 800.000 người Việt.

Số người Việt liều mình di tản, vượt biển, vượt biên năm xưa, nay trở thành người may mắn trong cuộc sống, vì nhờ đặt chân tới được những quốc gia tự do dân chủ có cuộc sống xã hội đã phát triển cao, so với nước Việt Nam độc tài chậm tiến vì đảng trị chuyên quyền, nhưng lại hết sức cao ngạo ngu dốt. Cao ngạo, hống hách tự xưng là đỉnh cao trí tuệ của loài người, nhưng hàng năm vẫn ngửa tay, muối mặt đi xin viện trợ nước ngoài.

Làn sóng di dân thứ nhì sau khi Miền Nam bị đưa vào địa ngục cờ đỏ sao vàng, đó là những cư dân Miền Bắc, Miền Trung không có cơ hội vượt thoát ra nước ngoài thì vào Nam tìm nơi sinh sống lập cuộc đời mới. Dù không thể so sánh với cuộc sống với người Việt ở hải ngoại, tuy nhiên, vùng đất Miền Nam được cha ông ta khai phá trong vòng 400 năm nay vẫn còn màu mỡ để là nơi đất lành chim đậu cho hàng triệu nông dân Miền Bắc.

Ngày xưa, khi Chúa Nguyễn Hoàng đưa những đợt di dân đầu tiên từ Miền Bắc vào Nam là nhắm khai phá vùng đất mới để có thể là một hậu phương nhằm tranh giành quyền lực với dòng họ Trịnh trên đất Bắc. Cơ duyên lịch sử đó đã tạo điều kiện tốt đẹp cho dân Việt tránh được vùng đồng bằng sông Hồng bị cha ông ta khai thác quá nhiều qua hơn ngàn năm nên không còn trù phú như thời tổ tiên Việt mới định cư lập quốc.

Làn sóng di dân thứ hai đã giúp người Việt gần gũi nhau hơn, Bắc – Nam sum họp để những cá biệt mỗi miền được hòa đồng khi dân cư hai miền sống chung đụng với nhau trên vùng đất Miền Nam. Nếu không có sự thâu tóm tham lam vô độ và nặng óc phân biệt đối xử về chính trị của một nhóm cầm quyền sinh trưởng từ đất Bắc, đặc biệt là ở Hà Nội, thì dân tộc chúng ta sẽ bớt đi sự nghi kỵ và phân biệt Bắc – Nam. Đây là một bài học rất đắt, rất thấm thía về sự cầm quyền và lãnh đạo quốc gia để tạo sự hòa đồng chung sống, đoàn kết và thống nhất dân tộc.

Sáng Mùng Ba Tết Đinh Dậu, từ bên ngoài Việt Nam, tôi có coi một chương trình trên đài truyền hình của tỉnh Thái Nguyên (Miền Bắc) nói về cuộc sống của hơn 100 gia đình (chứ không phải “hộ gia đình” như Cộng Sản viết bậy) người Việt từ Kampuchea kéo về Việt Nam sinh sống bên bờ sông thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh.

Những gia đình này trước đây vài năm sinh sống bằng nghề đánh cá trên Biển Hồ. Khi Biển Hồ cạn nước, do Trung Cộng làm đập thủy điện trên thượng lưu sông Mekong, khiến thay đổi xấu đến môi trường, như nước dơ, cá ít và chết nhiều, sinh thực vật mất dần. Khi nguồn sống lâu đời không còn nữa, để tồn tại, nhiều gia đình người Việt đã bỏ quê hương thứ hai của họ là Kampuchea để trở về quê hương thứ nhất là Việt Nam sinh sống, mặc dù rất nhiều người trong số hơn 100 gia đình này từ lúc mở mắt chào đời đã không biết Việt Nam.

Trong 3 đợt di dân kể trên, chỉ có đợt di dân hiện nay (sẽ còn tiếp diễn) của các đồng bào chúng ta từ Cam Bốt (Kampuchea, có nhiều người Việt thiếu hiểu biết gọi là “xứ Miên”) về Việt Nam là kém may mắn. Những ngày này, đồng bào mình còn sống trong những nhà sàn mong manh bên bờ con sông mênh mông lộng gió, không giấy tờ tùy thân, không có miếng đất nhỏ để cấy cày kiếm hột lúa, hột gạo nuôi thân.

Phạm Hoàng Tùng, Mùng Ba Tết Đinh Dậu nhằm ngày thứ Hai 30 tháng 1 năm 2.017.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét