Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Cố Hương Gò Công & Quê Hương Vô Vàn Mến Yêu

Bạn có biết ông, bà tỷ phú nào nắm trong tay một tài sản lớn và nhiều hơn tài sản dân tộc?

Bạn có biết ông, bà tỷ phú nào sau khi làm giàu cho cá nhân và gia đình, họ có còn nghĩ ra và tìm cách thực hiện để giúp người dân trong xã hội có cuộc sống sung túc??

Nếu mỗi người trong chúng ta biết sử dụng quyền làm chủ và khai thác tài sản dân tộc để tạo điều kiện giúp đỡ từng gia đình người Việt có cuộc sống đủ ăn, và rồi giàu có, cũng như giúp cho đất nước ta cường thịnh thì chúng ta sẽ là vị tỷ phú đặc biệt đứng trên các tỷ phú!!

Nếu chúng ta cứ loay hoay với thái độ tự đắc trong cái ao tù phe nhóm thì không những chúng ta không lớn được mà lại teo dần theo thời gian!!!

Ngày 6/3/2014

Phạm Hoàng Tùng.



Bản đồ các tỉnh thành ở Miền Nam Việt Nam trước ngày 30/4/1975.
Ảnh nguồn:
http://coombs.anu.edu.au/~vern/ban_do/rvn.gif



Tỉnh Gò Công trước ngày 30/4/1975.



Ca khúc Sao Anh Không Về Thăm Gò Công.
Ca sĩ Phương Dung.
Nguồn: youtube.




Ca khúc Trả Lại Thời Gian.
Ca sĩ Cẩm Ly.
Nhạc sĩ Thanh Sơn.
Nguồn: youtube.




LỊCH SỬ THÀNH LẬP
 TỈNH GÒ CÔNG

Về vùng đất Gò Công, một số người nghiên cứu đã viết như sau:

…Đất giồng cao ráo ven biển thuận lợi cho người từ miền Trung đến bằng đường biển dễ dàng. Vàm Láng phải chăng đặt tên ấy vì thời xưa đã mọc lên nhiều lán trại, dành cho ngư dân, không phải vì bãi biển trơn láng, kiểu giải thích gượng ép.

“Gò” là vùng đất cao ráo. “Công” là con công đến đậu, loài chim đẹp, thích múa, xòe lông đuôi. Ở Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) có một nơi cũng gọi Gò Công, nhưng Gò Công của Thủ Đức là Gò Công Trao Trảo, tên một loài chim rừng.

Đoạn văn trên đây được trích từ:

* Vàm Láng là 1 trong các địa danh nằm trong tỉnh Gò Công (chú thích của Phạm Hoàng Tùng).


Dinh Chánh Tham Biện tỉnh Gò Công  (*)

Năm 1867, Pháp thâu trọn Nam Kỳ, Pháp đổi sáu tỉnh thành 27 vùng Tham biện. Huyện Tân Hòa của cựu trào được đổi thành Tham Biện Gò Công (Inspection de Gò Công) và do một viên sĩ quan Hải Quân cấp bực Trung Úy làm Chánh Tham Biện. Sau Tham biện Gò Công đổi thành Hạt Gò Công (Arrondissement de Gò Công) và đến ngày 20 – 12 – 1899 bằng một nghị định của Soái Phủ Sài Gòn bỏ các Hạt và thành lập tỉnh. Tỉnh Gò Công (Province de Gò Công) chính thức lập kể từ ngày nầy và là 1 trong 21 tỉnh Nam Kỳ kể từ đó.

Dù sau nầy viên chức đứng đầu Tỉnh Gò Công là Tỉnh Trưởng (Chef de Province) nhưng dân Gò Công quen gọi là Chánh Tham Biện (Administrateur) và chỗ ở của viên quan nầy gọi là Dinh Chánh Tham Biện hay Dinh Ông Chánh.

Dinh được Tây cất kiên cố bằng gạch ngói chở từ chính quốc sang. Đây là dinh thự đồ sộ đầu tiên ở Nam Kỳ (trừ Sài Gòn) bắt đầu xây năm 1885 và xong vài năm sau. Sở dĩ lấy mốc 1885 làm năm xây cất dinh thự nầy là do tôi, người viết những giòng nầy, năm 1985 có dịch cho UB Huyện Gò Công Đông một văn bản do Cộng Hòa Pháp gởi cho Nhà Chức trách Tỉnh Gò Công cũ, yêu cầu ngưng sử dụng dinh thự dành cho viên Chủ Tỉnh vì dinh thự nầy khi xây cất Sở Tạo Tác thuộc Bộ Hải Quân Pháp dự trù sử dụng 1 trăm năm. Đến năm 1985 là đúng hạn nên báo cho Nhà Chức trách Gò Công đừng sử dụng, nguy hiểm.

Gò Công có nhiều dinh thự và ngôi nhà Tây cất nhưng duy nhất chỉ có Dinh Chánh Tham Biện nầy Tây báo cho ta mà thôi. Lúc đó tôi dịch vì tôi là Giáo viên Tổ trưởng Ngoại ngữ của trường Trung học Trương Định, Ủy Ban nhờ trường xem coi văn thư chữ Pháp do Tỉnh chuyển xuống nói gì, Trường giao cho tôi và tôi dịch, xong giao cho Chánh văn phòng Ủy Ban lúc đó là ông Nguyễn Văn Rí. Và Ủy Ban cho ngưng sử dụng dinh thự nầy.

Đi các tỉnh nào thuộc Nam Kỳ cũ ta đều thấy hình dáng kiểu dinh thự nầy. Nhưng Dinh Chánh Tham Biệm Gò Công là to và đẹp hơn hết. Hiện Dinh xưa vẫn còn lại, nét phai tàn lộ rõ vẻ ngoài. Chứng tích còn đó nhưng thời gian sẽ đưa Dinh vào dĩ vãng.

Thêm nữa khung viên của Dinh Chánh Tham Biện thật rộng lớn. Đông giáp Sân Vận Động Gò Công  và Tòa án. Nam giáp đường Thái Lập Thành nay là đường Nguyễn Văn Côn. Tây giáp đường Trần Hưng Đạo và Bắc giáp đường Lộ Dương nay là đường Nguyễn Trọng Dân.

Trong khung viên tòa nhà Chánh tham biện xưa dọc theo lộ phía Tây (đường Trần Hưng Đạo) có Tòa Hành Chánh, nơi làm việc của Chánh Tham Biện và các ban ngành. Tên của tòa nầy cho tới năm 1945 kêu bằng tiếng Tây như từ 1868 gọi là Inspection de Go Cong nhưng người dân quen với cách cai trị của Triều đình cũ gọi là Tòa Bố

Dinh Tỉnh Trưởng nay (2007) vẫn còn, chờ đợi trùng tu.

(*) Trích trong loạt bài "Gò Công ngày cũ -  CÁC CÔNG THỰ VÀ CÔNG ÍCH PHÍA BẮC KINH SALICETTI" của tác giả Phan Thanh Sắc.

Đoạn văn trên đây và hình được trích từ: http://www.gocong.com/forums/printer_friendly_posts.asp?TID=239

Lịch sử vùng đất Gò Công theo nguồn của Việt wiki như sau:

Thời Pháp Thuộc:
Năm 1876 Gò Công, vốn trước kia thuộc tỉnh Định Tường thời "Nam Kỳ lục tỉnh", trở thành một hạt tham biện (arrondissement) thuộc khu vực (circonscription) Mỹ Tho do thực dân Pháp đặt ra. Hạt tham biện (còn gọi là Tiểu khu hành chính, trị sở được dân gian quen gọi là tòa Bố) Gò Công gồm 4 tổng: Hòa Đồng Thượng (có 8 làng), Hòa Đồng Hạ (có 10 làng), Hòa Lạc Thượng (có 10 làng), Hòa Lạc Hạ (có 12 làng).

Theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hạt tham biện Gò Công trở thành tỉnh Gò Công, với số tổng và số làng không đổi. Khu vực trung tâm hành chính tỉnh là thị xã Gò Công.

Từ ngày 9 tháng 2 năm 1913 đến ngày 9 tháng 2 năm 1924, Gò Công trở thành quận thuộc tỉnh Mỹ Tho. Sau đó lại tái lập tỉnh Gò Công với 5 tổng, thêm tổng Hòa Đồng Trung, số làng cũng thay đổi.

Thời kỳ 1945 – 1954:
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam Bộ bỏ cấp tổng, còn làng thì thống nhất gọi là xã.

Năm 1946 Gò Công là một trong 21 tỉnh của Nam Bộ.

Thời kỳ Việt Nam Cộng Hòa:
Năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sáp nhập tỉnh Gò Công vào tỉnh Định Tường mới thành lập trên phần đất tỉnh Mỹ Tho. Ngày 20 tháng 12 năm 1963, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tái lập tỉnh Gò Công, tách từ tỉnh Định Tường.

Gò Công là một tỉnh nhỏ, phía bắc với giáp hai tỉnh Long An và Gia Định, phía đông là biển Đông, phía nam giáp tỉnh Kiến Hòa, phía tây giáp tỉnh Định Tường. Ranh giới phía nam của Gò Công là sông Cửa Đại, ranh giới phía bắc là sông Vàm Cỏ Tây, còn ranh giới phía đông bắc là sông Nhà Bè đổ ra cửa Soài Rạp.

Khi mới tái lập tỉnh Gò Công gồm 2 quận Châu Thành (đổi tên từ quận Gò Công) và Hòa Đồng với 4 tổng 31 xã. Ngày 6 tháng 4 năm 1965, chia quận Châu Thành (tỉnh Gò Công) thành 2 quận: Hòa Tân, quận lỵ tại xã Tân Niên Tây với 9 xã; Hòa Lạc, quận lỵ tại xã Tăng Hòa với 9 xã; chia quận Hòa Đồng thành 2 quận: Hòa Đồng, quận lỵ tại xã Vĩnh Bình với 8 xã; Hòa Bình, quận lỵ tại xã Bình Luông Đông với 5 xã. Như vậy tỉnh Gò Công có 4 quận.



Lăng Hoàng Gia được xây dựng năm 1826
đây là khu lăng mộ và đền thờ Phạm Đăng Hưng
là ngoại của Vua Tự Đức
và thân phụ bà Từ Dũ Thái Hậu (vợ Vua Thiệu Trị).
Chú thích và ảnh nguồn:




 Những phù điêu trang trí theo phong cách phương Tây
trước mộ ông Phạm Đăng Hưng.


Lăng Hoàng Gia Gò Công và những bí ẩn lịch sử
Thứ Hai, 07/01/2013

Gò Công (Tiền Giang) có các địa danh lịch sử nổi tiếng đó là Lăng Hoàng Gia, đền thờ anh hùng dân tộc Trương Định, và ao Trường Đua… Nếu chưa đến hết 3 nơi đó thì coi như chưa biết Gò Công.
  
Lăng Hoàng Gia là nơi thờ tự và lăng mộ của dòng họ Phạm Đăng, trong đó có ông Phạm Đăng Hưng là ông ngoại Vua Tự Đức, thân sinh bà Thái hậu Từ Dụ (dân gian gọi Từ Dũ), vợ vua Thiệu Trị. Nơi đây lưu truyền huyền thoại Gò Sơn Qui, lưu truyền văn bia kỳ lạ lưu lạc trên 140 năm…

Ảnh và đoạn văn trên đây được trích từ: http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=8683

Quí bạn có thể vào website bên trên để đọc thêm về nhân vật lịch sử Phạm Đăng Hưng.



Đi Thăm Lăng Hoàng Gia Ở Gò Công
Ngày 24 tháng 10 năm 2011.
Nguồn: youtube.





ĐỨC TỪ DỤ
THÂN MẪU 
VUA TỰ ĐỨC NHÀ NGUYỄN
QUÊ QUÁN Ở GÒ CÔNG




Thái hậu Từ Dụ
Ảnh nguồn: Việt wiki.


Thái hậu Từ Dụ (1810-1902), thường bị gọi lầm là Thái hậu Từ Dũ, là một Thái hậu nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam vào thời nhà Nguyễn. Bà là vợ vua Thiệu Trị và là mẹ vua Tự Đức. Bà nổi tiếng là người đức hạnh, biết yêu quí dân và giỏi nuôi dạy con cái. Danh hiệu của bà một thời gian dài được đặt cho một bệnh viện phụ sản lớn nhất ở Sài GònBệnh viện Từ Dũ.

Thái hậu Từ Dụ (chữ Hán: 慈裕) tên thật là Phạm Thị Hằng, tự Nguyệt, Thường hoặc Hào, sinh ngày 19 tháng 5 năm Canh Ngọ (tức ngày 20 tháng 6 năm 1810) tại giồng Sơn Quy (Gò Rùa), làng Gò Công, huyện Tân Hòa, tỉnh Gia Định (sau thuộc tỉnh Gò Công, nay thuộc Tiền Giang). Bà là trưởng nữ của Quốc công Phạm Đăng Hưng và bà Phạm Thị Vị.

Ngay từ thuở nhỏ bà đã nổi tiếng thông minh, xinh đẹp, hiếu thuận, ham đọc sách. Năm 14 tuổi, bà được Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu Trần Thị Đang, vợ kế của vua Gia Long, tuyển triệu vào hầu Hoàng trưởng tử Nguyễn Phúc Miên Tông, con vua Minh Mạng, và là cháu trai của bà.

Năm 15 tuổi, bà sinh con gái đầu lòng là Diên Phúc công chúa Nguyễn Phúc Tĩnh Hảo. Năm sau, bà lại sinh cô công chúa thứ hai là công chúa Nguyễn Phúc Uyên Ý.
Ngày 25 tháng 8 năm Kỷ Sửu (tức 22 tháng 9 năm 1829), bà sinh người con thứ ba là trai, đặt tên là Nguyễn Phúc Thì tức Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (vua Tự Đức sau này).

Năm 1841, Miên Tông lên ngôi, đặt niên hiệu là Thiệu Trị, bà trở thành Cung tần, được giữ chức Thượng nghi để coi sóc lục thượng, hai năm sau, được phong Thần phi. Qua đầu năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), bà được phong làm Giai phi, rồi Nhất giai phi.

Năm 1847, vua Thiệu Trị mất, con bà là Hồng Nhậm được chọn nối nghiệp, tức vua Tự Đức.

Lên ngôi vua, Tự Đức nhiều lần ngỏ ý định tấn tôn cho mẹ, nhưng bà nhất định chối từ. Mãi đến ngày 15 tháng 4 năm Tự Đức thứ 2 (tức 7 tháng 5 năm1849), nhân dịp khánh thành cung Gia Thọ, bà mới thuận nhận Kim bảo (sách vàng & ấn vàng) và tôn hiệu là Hoàng Thái hậu.

Tháng 6 năm Quí Mùi (1883), vua Tự Đức mất, để di chiếu tôn bà làm Từ Dụ Thái hoàng Thái hậu. Nhưng vì việc nước lắm rối ren, mãi đến năm 1885Hàm Nghi nguyên niên, nhà vua mới có thể làm lễ tấn tôn cho bà theo di chiếu.

Cũng ngay năm đó, sau lễ tấn tôn trên, Kinh thành Huế thất thủ, bà cùng với hai bà vợ vua Tự Đức là Hoàng Thái hậu và Hoàng Thái phi, theo vua Hàm Nghi chạy ra đến Quảng Trị. Sau lời tâu xin của nhà vua, bà và hai người con dâu mới trở lại Huế.

Năm 1887Đồng Khánh thứ 2, nhà vua tấn tôn mỹ hiệu cho bà là Từ Dụ Bát huệ Thái hoàng Thái hậu.

Năm 1889Thành Thái nguyên niên, nhân dịp mừng bà thọ 80 tuổi, bà được dâng tôn hiệu là Từ Dụ Bát huệ Khang thọ Thái thái hoàng Thái hậu.

Bà mất ngày mùng 5 tháng 4 năm Nhâm Dần (tức 12 tháng 5 năm 1902), thọ 92 tuổi, được dâng tên thụy là Nghi thiên tán thành, Từ Dụ Bác huệ trai túc tuệ đạt thọ đức nhân công Chương hoàng hậu, gọi tắt là Từ Dụ Nghi thiên Chương hoàng hậu.

Ngày 20 tháng 5 cùng năm, triều đình cử hành đại lễ an táng bà gần phía sau bên trái Xương Lăng (lăng vua Thiệu Trị) và có tên là Lăng Xương Thọ. Hiện toàn thể khu lăng này tọa lạc tại chân một dãy núi thấp (núi Thuận Đạo), thuộc làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên (nay thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế), cách Kinh thành Huế chừng 8 km.

Lễ xong, bài vị của bà được thờ ở Bửu Ðức điện trong Xương Lăng, được thờ ở Thế Miếu trong Hoàng thành Huế.

Hiện nay tại Gò Công người dân tôn thờ Bà, Lăng mộ được xây dựng nơi Bà sinh ra, trong đó có cả mộ của bậc đại thần triều Nguyễn, ông Phạm Đăng Hưng, thân sinh của Đức Từ Dụ, gọi chung là Lăng Hoàng Gia. (đoạn văn cuối của Phạm Hoàng Tùng).

Bài viết được trích từ website Việt wiki:







Lăng Người Anh Hùng Dân Tộc
Trương Công Định
Ở Gò Công



Anh hùng Trương Công Định.
Ảnh nguồn: Việt wiki.



Mộ và đền thờ người anh hùng Trương Công Định ở thị xã Gò Công.
Ảnh nguồn: Việt wiki.



Bên trong Lăng Trương Công Định.
Ảnh nguồn: quehuonggocong.com.


Khu di tích Trương Định gồm lăng và đền Trương Định tọa lạc trong nội ô thị xã Gò Công. Lăng là phần mộ Trương Công Định, vị anh hùng của Việt Nam Ông sinh năm 1820 tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Cha ông là Trương Tầm giữ chức Lãnh binh Gia Định. Từ nhỏ Trương Định đã thông hiểu binh thư, võ nghệ. Thời Thiệu Trị, ông theo cha vào Nam, ông lấy vợ người Tân An, tỉnh Định Tường (nay là tỉnh Tiền Giang) rồi ở luôn quê vợ.

Ông là người đi đầu trong việc mộ dân nghèo khai hoang lập ấp ở huyện Tân Hòa (nay là thị xã Gò Công), được triều đình bổ chức Quản Cơ. Năm 1860 ông giữ đồn Kỳ Hòa (Gia Định), sau khi thất thủ, và chủ tướng là ông Nguyễn Tri Phương lui binh về Biên Hòa. 

Ông đã anh dũng chống Pháp ở rừng chồi Hòa Hưng, được triều đình Huế thăng lên Lãnh binh, ông rút binh về Gò Công, tiếp tục kháng chiến, phục kích và thắng binh Pháp ở Rạch Lá, triều Huế, khắc ấn phong ông chức Bình Tây Đại nguyên soái.

Ông đánh úp quân Pháp chiếm lại được Gò Công (tháng 03/1862), nhưng Pháp làm áp lực với Huế, triều đình một mặt giả tước chức ông để lấy lòng Pháp và phái Phan Thanh Giản khuyên ông hạ khí giới, nhưng ông chỉ giữ một lòng trung.

Ngày 26/02/1863, Pháp rút lui từ Thượng Hải về bao vây Gò Công, ông cảm tử đánh xáp lá cà, mở huyệt lộ rút về chiến khu mới giáp ở Cái Bè, Tân An, Hóc Môn, Bà Điểm, cuối cùng ông kéo binh về Lý Nhơn (nay là một xã thuộc huyện Cần Giờ, TP.HCM), trong "Đám Lá Tối Trời" *, thắng Pháp một trận vẻ vang, lập một chiến khu khác tại Gò Công chạy dài từ Bình Xuân đến Bình Thành và Kiểng Phước.

Nhưng ngày 19/08/1864, ông định kéo quân từ Bình Xuân để về Gia Thuận, ông bị tên bộ hạ phản trắc Huỳnh Công Tấn bắn gãy xương sống tử trận.

Nhân dân thương tiếc chôn ông tại thị xã Gò Công. Mộ ông được xây bằng đá ong với hồ ô dước, trên diện tích 67m2.

Lăng Trương Định là di tích lịch sử, kiến trúc dạng mộ táng tiêu biểu của người Việt ở Nam bộ. Đền thờ: xây dựng theo kiến trúc Đông phương vừa cổ kính, vừa tân thời với các án thờ, khuôn biển chạm trổ sơn son thiếp vàng.

Ngày 18/07 (Âl) năm 1973, lễ khánh thành Đền thờ anh hùng dân tộc Trương Định diễn ra rất trọng thể và trang nghiêm.

Để tưởng nhớ công lao của vị anh hùng dân tộc Trương Định, hàng năm vào ngày 19, 20 tháng 8 dương lịch, Thị xã Gò Công tổ chức trọng thể lễ hội tưởng niệm với các nghi lễ chính: Lễ rước linh (Thỉnh ông); Lễ Tiên thường và Chánh tế; Lễ Dâng hương của chính quyền địa phương cùng các hoạt động văn hóa với mục đích hướng về cội nguồn tưởng nhớ công đức tiền nhân.

(Bài viết này được trích dẫn từ website: quêhươnggocong.com).

* Đám Lá Tối Trời: Từ Gò Công đi về hướng ao Trường Đua, theo đường ấp Long Hưng đến ngã ba ấp Giá Trên thuộc xã Kiểng Phước; từ đây có bảng hướng dẫn đi thêm 8,5 km nữa để đến đền thờ Trương Định (Gia Thuận). nơi này, khi xưa là khu vực “Đám Lá Tối Trời”.
(Trích từ Việt wiki).


Chúng tôi cũng trích dẫn bài viết của website: Việt wiki về Lăng Người Anh Hùng Dân Tộc Trương Công Định ở Gò Công

Lăng Trương Định hay Lăng Trương Công Định là lăng mộ của vị anh hùng dân tộc Trương Công Định  (Trương Định), Lăng hiện tọa lạc tại thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Năm 1864, sau khi Trương Định tuẫn tiết, bà Trần Thị Sanh, vợ thứ Trương Định, đã nhận thi hài của ông mang về an táng rất trọng thể. Mộ được làm bằng hồ ô dước, trên bia mộ khắc: "ĐẠI NAM AN HÀ LÃNH BINH KIÊM BÌNH TÂY ĐẠI TƯỚNG QUÂN TRƯƠNG CÔNG HÚY ĐỊNH CHI MỘ", nhưng nhà cầm quyền Pháp tại Gò Công ra lệnh đục bỏ hàng chữ "Bình Tây Đại Tướng Quân" và phạt bà Trần Thị Sanh 10.000 quan tiền vì lập bia trái phép.

Năm 1874, bà Trần Thị Sanh đứng đơn xin lập mộ cho chồng. Mộ xây bằng đá hoa cương cùng với 3 bức hoành phi và 6 trụ đá ghi lại thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc Trương Định.

Một lần nữa, các hoành phi và trụ đá bị đục bỏ. Ngôi mộ trở nên hoang phế trong thời gian Pháp thuộc bởi sự cấm đoán và dòm ngó của mật thám.

Năm 1964, Gò Công tái lập tỉnh, để thu phục nhân tâm, chính quyền cũ đã xuất công quỹ tu bổ ngôi mộ khang trang như ngày nay.

Năm 1972, xây dựng thêm Đền thờ dựa theo bản vẽ của kỹ sư Nguyễn Ngọc Thiệt do ông Cung Tất Mai làm Trưởng ban. Đền thờ xây dựng theo kiến trúc Đông phương vừa cổ kính, vừa tân thời với các án thờ, khuôn biển chạm trổ sơn son thiếp vàng. Đền thờ hoàn thành năm 1973, lễ khánh thành Đền thờ anh hùng dân tộc Trương Định diễn ra rất trọng thể và trang nghiêm.

Sau này người dân Gò Công đã đầu tư kinh phí để trùng tu, tôn tạo di tích.

Trích dẫn từ:






Nam Phương Hoàng Hậu
Vị Hoàng Hậu Cuối Cùng
Của Triều Nguyễn
Quê Quán Ở Gò Công


Nam Phương Hoàng Hậu trong triều phục, 1934.
Ảnh nguồn: Việt wiki.


Nam Phương Hoàng Hậu (chữ Hán南芳皇后, tên thật Nguyễn Hữu Thị Lan; 1914 -1963) là vợ của vua Bảo Đại. Bà là vị hoàng hậu duy nhất được phong khi còn sống của nhà Nguyễn, cũng là hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.

Bà khuê danh là Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh ngày 4 tháng 121914 tại Gò CôngTiền Giang, xuất thân trong một gia đình Công giáo giàu có bậc nhất miền Nam thời bấy giờ, do đó bà còn có tên thánh là Marie Thérèse (Maria Têrêsa).

Bà là con ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bính, cháu ngoại ông Lê Phát Đạt (huyện Sĩ) ở Nam Kỳ, một trong bốn người giàu nhất nước Việt Nam những năm đầu của thế kỷ 20, trong một gia đình theo đạo Thiên Chúa mang quốc tịch Pháp.

Lê Phát Đạt đi học ở Pháp về, mở đồn điền trà và cà phê ở cao nguyên Trung phần. Các điền chủ khác thường ít chữ nên chỉ loay hoay với ruộng, vườn tược, sống nhờ bổng lộc từ đó mà ra. Nhưng ông bà Nguyễn Hữu Hào có vốn Tây học, có đầu óc nên mới nghĩ đến khai thác đồn điền.

Lê Phát Đạt là người bỏ tiền xây dựng ngôi nhà thờ ở đường Bùi Chu cũ, hiện nay là nhà thờ Huyện Sỹ, đường Tôn Thất TùngQuận 1Thành phố Hồ Chí Minh và nhà thờ Hạnh Thông Tây ở Gò Vấp (nhà thờ Chí Hòa đường Cách mạng tháng 8 - Q. Tân Bình được xây dựng với số tiền dư khi xây dựng xong nhà thờ Huyện Sỹ).

Gia đình Nguyễn Hữu Hào chỉ có 2 người con gái, Nguyễn Hữu Thị Lan là thứ hai, chị là Agnès Nguyễn Hữu Hào lấy chồng sớm, học hành không rõ đến lớp nào, chồng là bá tước Didelot, làm công chức cho Tây. Cuộc sống hai chị em cứ khách quan mà nói là sung sướng, đầy đủ, được cưng chiều. Họ đã sống tuổi thanh xuân êm đềm và mơ mộng. Và có lẽ đó là giai đoạn hạnh phúc nhất đời của người thiếu nữ sau này làm Hoàng Hậu.

Theo những bức hình chụp trong tờ Indochine thì cả hai chị em đều cao lớn hơn hẳn những người phụ nữ Việt Nam bình thường. Trước ngày cưới thì hai chị em đến ở một căn nhà của gia đình ở đường Nguyễn Du bây giờ, trước ngày ra Huế. Các cô ở Sài Gòn để đi học chứ không ở Gò Công.

Các tiểu thư ở đường Nguyễn Du, mỗi sáng đi nhà thờ thì băng qua đường Lê Văn Duyệt, tới đường Bùi Thị Xuân chừng nửa cây số là tới nhà thờ Huyện Sĩ. Nhà thờ này theo thói quen lấy tên ông Huyện Sĩ hay Lê Phát Đạt vì ông đã công hiến nhiều để xây dựng nhà thờ.

Năm 1926, Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan, khi đó 12 tuổi, được gia đình cho sang Pháp học tại trường Couvent des Oiseaux, một trường nữ danh tiếng ở Paris do các nữ tu điều hành. Tháng 9 năm 1932, sau khi thi đậu tú tài toàn phần (tương đương với tốt nghiệp THPT hiện nay), Nguyễn Thị Lan về nước trên con tàu D’Artagnan của hãng Messagerie Maritime. Vua Bảo Đại hồi loan cũng đi cùng chuyến tàu đó nhưng hai người không gặp nhau.

Về Việt Nam được gần một năm, khi vua Bảo Đại lên nghỉ mát tại Đà Lạt, và được sự dàn xếp của vị Toàn Quyền Pháp Pasquier và viên Đốc lý Darle (Thị Trưởng) Đà Lạt, trong một buổi dạ tiệc tại khách sạn La Palace tại Đà Lạt do Toàn quyền Đông Dương và viên Đốc lý thành phố sắp đặt, Nguyễn Hữu Thị Lan và Bảo Đại đã gặp nhau.

Hôn lễ được tổ chức ngày 20 tháng 3 1934 ở Huế. Khi đó Bảo Đại đúng 21 tuổi, còn Nguyễn Hữu Thị Lan 19 tuổi. Ngay ngày hôm sau, lễ tấn phong Hoàng Hậu được diễn ra rất trọng thể ở điện Dưỡng Tâm. Nhà vua phong Hoàng Hậu tước vị Nam Phương Hoàng Hậu. Sự kiện Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong Hoàng hậu ngay sau khi cưới là một biệt lệ đối với các vợ vua triều Nguyễn. Vì mười hai đời vua Nguyễn trước, các bà vợ vua chỉ được phong tước Vương phi, đến khi chết mới được truy phong Hoàng hậu.

Ngày 25 tháng 8 Năm 1945, Hồ Chí Minh điện cho Bảo Đại yêu cầu ông ban dụ thoái vị. Ngày 30 tháng 8 1945, Bảo Đại thoái vị trong một buổi lễ long trọng ở Ngọ Môn, Huế, trao quốc ấn Hoàng đế Chi Bửu và thanh kiếm bạc nạm ngọc cho đại diện của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Trần Huy Liệu.

Tháng 9 năm 1945, ông ra nhận chức "Cố vấn tối cao" trong chính phủ. Ngày 16 tháng 3 1946, ông tham gia phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang thăm viếng Trung Hoa, nhưng không trở về nước. Sau ngày 19 tháng 12/1946, thực dân Pháp trở lại chiếm đóng Huế. Hoàng hậu Nam Phương cùng các con sang Pháp.

Nam Phương Hoàng hậu rời Việt Nam năm 1947. Những năm cuối đời, bà sống lặng lẽ cùng các con tại Perche, một làng cổ ở Chabrignac, tỉnh Corrèze,
vùng Limousin nước Pháp. Ngôi nhà của bà có rừng bao quanh, gồm 32 phòng, 7 phòng tắm, 5 phòng khách...

Bảo Đại có đến thăm bà vài lần. Tháng 1 năm 1962, công chúa Phương Liên thành hôn với một người Pháp, Bernard Soulain. Bảo Đại cũng đến dự và đám cưới đó là một sự kiện của vùng.

Dân làng Chabrignac kể rằng, bà Nam Phương giàu có, nhưng sống thiếu hạnh phúc. Bao nhiêu năm chỉ thấy cựu hoàng Bảo Đại về thăm Hoàng hậu mấy lần, lần được nhớ nhất là vào dịp lễ cưới của Phương Liên kết hôn với chàng trai Bordelais.

Buồn nản vì tình cảm của mình, bà Nam Phương chỉ sống âm thầm trong ngôi nhà vắng vẻ. Họa hoằn bà mới về thăm Paris vài ngày. Có lẽ vui nhất là dịp nghỉ hè, các con mới có dịp về thăm bà.

Một lần, sau chuyến đi chơi về, bà thấy đau cổ. Bác sĩ tới thăm bệnh, nói bà bị viêm họng nhẹ. Không ngờ sau đó, bà bị khó thở. Ông quản gia và mấy cô giúp việc vội chạy đi tìm bác sĩ khác ở làng bên, cách mươi cây số. Nhưng bà càng khó thở hơn và trái tim bà đã ngừng đập ở tuổi 49.

Bà mất ngày 14 tháng 9 năm 1963. Ngoài hai người giúp việc trong nhà, không có một người ruột thịt nào có mặt bên cạnh bà trong giờ phút lâm chung. Khi đó các con bà đang đi học hoặc làm ở Paris, còn Bảo Đại sống ở miền Nam nước Pháp.

Đám tang của bà được tổ chức một cách sơ sài lặng lẽ, thưa thớt, vắng vẻ, không tiếng khóc than, không lời ai điếu. Ngày tang lễ, ngoài hai Hoàng tử và ba Công chúa đi bên cạnh quan tài của mẹ không có một người bà con nào khác. Về phía quan chức Pháp thì chỉ có hai Quận trưởng của Brive la Gaillarde và Chabrignac.

Trong suốt thời gian tang lễ Cựu hoàng Bảo Đại cũng không có mặt. Nấm mộ đơn sơ đặt trong nghĩa trang của nhà thờ ngay tại Chabrignac, kém cả những ngôi mộ xây đủ hình khối ở ngay bên cạnh.

Người tới thăm viếng có thể nhìn tấm bia, mặt trước ghi mấy dòng tiếng Pháp: “Ici, repose l"impéreatrice d"Annam née Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Thị Lan”. (Đây là nơi an nghỉ của bà Hoàng hậu Việt Nam tên là Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Thị Lan). Mặt sau tấm bia khắc dòng chữ Hán: “Đại Nam Nam Phương Hoàng hậu chi mộ” (mộ phần bà Hoàng hậu Nam Phương của nước Đại Nam ).

Bia chữ Hán:
ĐẠI NAM NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU CHI MỘ
(Mộ phần của Hoàng hậu Nam Phương nước Đại Nam)

ICI REPOSE L'IMPÉRATRICE D'ANNAM NÉE MARIE THÉRÈSE NGUYEN HUU THI LAN
(Đây là nơi an nghỉ của Hoàng hậu An Nam nhũ danh Maria Têrêsa Nguyễn Hữu Thị Lan)

Bài viết được trích từ:



Nam Phương Hoàng Hậu cùng Vua Bảo Đại tại Pháp.
Nguồn: youtube.


Hoàng Hậu Nam Phương cùng Hoàng Đế Bảo Đại và các con.
Nguồn: youtube.






Nhà Văn Danh Tiếng
Đầu Thế Kỷ 20
Hồ Biểu Chánh
Quê Ở Gò Công



Cụ Hồ Biểu Chánh.
Nhà văn danh tiếng đầu thế kỷ 20
Quê ở Gò Công.
Ảnh nguồn: Việt wiki.

Tiểu sử:

Hồ Biểu Chánh (1884 - 1958), tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên; là một nhà văn tiên phong của miền Nam Việt Nam ở đầu thế kỷ 20.

Ông sinh năm 1884 (trong giấy khai sinh ghi ngày 1 tháng 10 năm 1885) tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang).

Ông xuất thân trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ học chữ Nho, sau đó chuyển qua học quốc ngữ, rồi vào trường trung học ở Mỹ Tho và Sài Gòn. 

Năm 1905, sau khi đậu Thành chung, ông thi vào ngạch ký lục của Soái phủ Nam Kỳ; làm ký lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ (1936), từng giữ chức chủ quận (quận trưởng) ở nhiều nơi. Ông vốn có tiếng thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ.

Tháng 8 năm 1941, sau khi ông về hưu, được Pháp mời làm cố vấn với danh hiệu Nghị viện Hội đồng Liên bang Đông Dương và Phó Đốc lý thành phố Sài Gòn, đồng thời làm giám đốc những tờ báo tuyên truyền cho chủ nghĩa Pháp-Việt.

Sau khi tái chiếm Nam Bộ năm 1946, thực dân Pháp lập “Nam Kỳ Quốc” , ông được mời làm cố vấn cho chính phủ Nguyễn Văn Thinh. Nhưng chỉ được mấy tháng, khi chính phủ Nguyễn Văn Thinh sụp đổ, ông lui về quê ở ẩn và giành trọn những năm tháng còn lại cho sự nghiệp văn chương.

Ông mất ngày 4 tháng 9 năm 1958 tại Phú Nhuận, Gia Định; thọ 74 tuổi.
Lăng mộ ông hiện nay được đặt ở đường Thống Nhất, phường 11 quận Gò Vấp.

Sự nghiệp văn chương:

Khi viết văn, ông lấy tên tự ghép với họ là Hồ Biểu Chánh, trở thành một bút danh bất hủ, được nhiều người biết đến và quí mến hơn tên tộc Hồ Văn Trung của ông.

Ông sáng tác văn học rất nhiều và để lại hơn 100 tác phẩm gồm tiểu thuyết và các thể loại khác, như: nghiên cứu, phê bình văn học, sáng tác tuồng hát cùng các bản dịch văn học cổ điển Trung Quốc như Tình sử, Kim cổ kỳ quan... đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại.

Tiểu thuyết của ông thuộc về thời kỳ đầu của văn học chữ quốc ngữ, cốt truyện đơn giản, triết lý chủ đạo là thiện thắng ác, ở hiền gặp lành, điểm đặc biệt là rất Nam Bộ, từ giọng văn đến miêu tả con người. Ông có phóng tác một số tiểu thuyết Pháp.

Hồ Biểu Chánh sở trường về viết văn xuôi tự sự. Đề tài phần lớn là cuộc sống Nam Bộ từ nông thôn đến thành thị những năm đầu thế kỷ 20 với những xáo trộn xã hội do cuộc đấu tranh giữa mới và cũ. Cách diễn đạt của ông nôm na, bình dị. Ông đã có những đóng góp to lớn vào sự hình thành thể loại tiểu thuyết trên chặng đường phôi thai. Ông để lại một khối lượng sáng tác không nhỏ: 64 tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn và truyện kể, 12 vở hài kịch và ca kịch, 5 tập thơ và truyện thơ, 8 tập ký, 28 tập khảo cứu-phê bình. Ngoài ra, còn có các bài diễn thuyết và 2 tác phẩm dịch.

Phần trên đây được trích từ website Việt wiki.


Quí bạn đọc cũng có thể vào website sau đây để tìm hiểu thêm về cuộc đời của nhà văn Hồ Biểu Chánh: http://www.hobieuchanh.com/main.html





Chùa Thanh Trước.
Ảnh nguồn http://www.quehuonggocong.com

Khu vực cạnh Chùa Thanh Trước là nơi Ba tôi sinh sống hồi nhỏ, trong khi quê ngoại tôi ở gần chợ Gò Công. Bà nội tôi thường vào chùa phụ giúp việc nấu cơm mỗi khi có lễ cúng. Người bác tôi tên Phạm Văn Lực, một nhà sư, có thời gian đứng ra quản trị việc trong chùa. Chùa Thanh Trước cũng là nơi để di cốt của những người thân trong gia đình chúng tôi đã quá cố.

Đoạn văn dưới đây được trích từ website http://www.quehuonggocong.com :  

Chùa dựng vào năm 1826 tại ấp Gò Tre, xã Long Thuận, thị xã Gò Công. Ban đầu chùa có tên là Phật Linh, đến năm 1851, hòa thượng Chơn Hội đứng ra tổ chức xây lại chùa và đổi tên là chùa Thanh Trước. 

Chùa trải qua 7 đời trụ trì của các hòa thượng. Năm 1896, hòa thượng Hải Tràng cho trùng tu lần thứ nhất. Từ năm 1941, hòa thượng Hoằng Thông đã cho sửa chữa vào các năm 1946, 1958 và 1989. Trong chùa còn lưu giữ nhiều di vật quí như tượng đức Phật, chân dung tổ Ti-ni-đa-lưu-chi và tháp tổ ở khuôn viên chùa. 





Ao Trường Đua ở Gò Công.

Nguyễn Phúc Nghiệp
Ao Trường đua (Thị xã Gò Công) – nơi diễn ra cuộc đua xe đạp được tổ chức sớm nhất ở Tiền Giang

Năm 1863, ở Gò Công, chính quyền thực dân Pháp cho thành lập Nhà Bưu điện và điện tín có trụ sở đặt tại tỉnh lỵ và sáu Trạm bưu điện ở các xã Bình Xuân, Đồng Sơn, Long Hựu, Tăng Hòa, Tân Niên Tây, Vĩnh Lợi.

Mỗi Trạm Bưu điện chỉ có một nhân viên, mà dân gian quen gọi là Tuần giả. Việc nhận – phát công văn, thư  tín, bưu phẩm, v.v… của các Trạm Bưu điện đều dựa vào đôi chân đi bộ của các Tuần giả.

Mãi đến đầu năm 1917, các Trạm Bưu điện mới được trang bị xe đạp. Khi đó, xe đạp rất cồng kềnh và nặng nề; bánh xe được làm bằng sắt và được bao bọc bằng cao su đặc, chứ chưa có vỏ và ruột cao su như hiện nay.

Đến ngày mùng ba Tết Nguyên Đán năm ấy, theo lệ hàng năm, ngoài cuộc đua ngựa ở vòng quanh ao Trường Đua; chính quyền còn tổ chức thêm cuộc đua xe đạp. Đây là cuộc đua mới lạ, lần đầu tiên xuất hiện ở địa phương, nên thu hút đông đảo quần chúng đến dự khán.

Thành phần tham dự cuộc đua là 6 viên Tuần giả của 6 Trạm Bưu điện và 2 nhân viên thuộc cơ quan thông tin. Theo thể lệ quy định, tám vận động viên phải chạy hai vòng quanh ao Trường đua với chiều dài tổng cộng là  6km và có ba giải thưởng : giải nhất 20 đồng (khoảng 70 giạ lúa), giải nhì 15 đồng (khoảng 55 giạ lúa) và giải ba 10 đồng (khoảng 40 giạ lúa).

Sau tiếng còi khai cuộc, tám vận động viên nhấn mạnh bàn đạp, lướt tới rất nhanh trong tiếng reo hò cổ vũ của bà con. Chạy được nửa vòng đua thứ nhất, có hai con ngựa sắt bị lạc tay lái, đâm nhào xuống ruộng, buộc phải bỏ cuộc. Sáu con còn lại tiếp tục cuộc đua. Được một  vòng rưỡi, thêm một vận động viên phải rời đường đua vì kiệt sức. Còn lại năm tay đua thi nhau bứt phá hết sức quyết liệt. Khi còn khoảng 50 mét đến đích, chiếc xe của vận động viên dẫn đầu, bánh cao su bị tuột ra, kể như bị loại giữa lúc cuộc đua đang hồi gay cấn.

Cuối cùng, tay đua của trạm bưu điện Tân Niên Tây về đến đích đầu tiên, giành giải nhất






Phần mộ người chị Hai Phạm Thị Ngọc Bích được chôn cất
 gần Chùa Thanh Trước.




Đây là ngôi mộ được xây năm 1977, hiện nay mộ đã được làm mới lại.
Hình ngôi mộ do người thân chúng tôi từ Sài Gòn gởi cho.




Bánh Vá Gò Công, một món ăn ngon miệng.

Giữa thập niên 1960 và đầu những năm 1970, khi gia đình tôi về Gò Công thăm họ hàng hai bên nội ngoại thì thường ghé chợ Gò Công ăn bánh Vá. Món bánh Vá đã đi vào tiềm thức cá nhân tôi cho đến tận giờ này. Món ăn này vẫn còn tại cố hương nhưng người thân trong gia đình đã lần lượt từ biệt cõi đời!!!.

Trích từ website http://www.quehuonggocong.com : 
Nói bánh vá là vì bánh dùng cái VÁ để chiên; còn nói là bánh giá là vì bánh có dùng GIÁ trộn chung trong nhưn bánh. Trong cuốn Ðại Tự Ðiển tiếng Việt của Bộ Giáo Dục Hà Nội cũng như cuốn Việt Nam Tân Tự Ðiển của Thanh Nghị do Khai Trí xuất bản không thấy có chữ bánh vá hay bánh giá. 

Trong Nam người ta thường lấy hình tượng bên ngoài, để đặt tên bánh như: Bánh đúc, bánh bò, bánh bèo (nhỏ và trẹt như bèo), bánh bông lan, da lợn, bánh khuôn, bánh rế (hình cái rế dùng lót xoong nồi đất ngày xưa), bánh dừa (gói bằng lá dừa), bánh vòng, bánh ít, ít trần (ếch), bánh phồng,... kể cả trường hợp bánh VÁ (khuôn bánh là cái VÁ). 


Bánh Giá Gò Công.





Một góc cảng cá Vàm Láng nằm cách Sài Gòn khoảng 90 km.
Chú thích và ảnh nguồn:





Hội Vàm Láng (Hội Nghinh Ông).
Chú thích và ảnh nguồn:












Trái sơ ri được hái từ vườn và đổ thành đống.
Ảnh nguồn http://www.quehuonggocong.com





Bông sơ ri. 





Trái sơ ri.





Trái sơ ri.


Lúc tôi được 6 tuổi, khoảng năm 1963, tôi đã thấy cây sơ ri được Ba tôi trồng trước sân nhà ở số 4 bis/E đường Nguyễn Trung Ngạn, quận Nhất, thủ đô Sài Gòn. Ba tôi mang cây giống từ quê nội ngoại ở Gò Công lên Sài Gòn trồng. Cây sơ ri này sống lâu năm và gắn liền với nhiều kỷ niệm thời ấu thơ êm đẹp của 9 anh chị em chúng tôi.

Trích từ website http://www.quehuonggocong.com :
Cây sơ ri có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Về sau, nó được trồng phổ biến ở Nam Mỹ với nhiều tên gọi như : malpighia glabra, acerola hay bacbados cherry…

Sơ ri hay còn gọi là kim đồng nam, xơ ri vuông (Tên khoa học: Malpighia glabra L.), là một loài cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ có quả nằm trong họ Sơ ri (Malpighiaceae), có nguồn gốc ở Tây Ấn và miền bắc Nam Mỹ. Nó có thể cao tới 3 m, với tán lá dày, có gai. Lá thường xanh, dạng đơn hình trứng-hình mác, dài 5-10 cm, với mép lá nhẵn. Các hoa mọc thành tán với 2-5 hoa cùng nhau, mỗi hoa có đường kính 1-1,5 cm, với 5 cánh hoa màu hồng hay đỏ.

Quả chín có màu đỏ tươi, đường kính 1 cm, chứa 2-3 hạt cứng. Nó là loại quả mọng và có vị ngọt, chứa nhiều vitamin C và các chất dinh dưỡng khác. Đối với bà con nông dân, việc chiết cành, nhân giống cây sơ ri cũng đơn giản như nhiều loại cây khác, tức là chọn những cây khỏe mạnh, lá dầy, cho trái tốt, rồi lựa cành, bó chiết cho đến khi cành đâm rễ non thì cắt đem trồng ngay mà khỏi cần bầu như những cây khác. 


Phạm Hoàng Tùng nhớ về cố hương Gò Công với nhiều kỷ niệm gia đình thời thơ ấu.







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét