Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Giới Thiệu Chương 18 Trong Bộ Sách Biên Khảo “Nhân Loại Thụ Hình & Tội Ác Độc Tài Cộng Sản - Vết Thương Đau Hằn Sâu Trên Thân Xác Nhân Loại”

CHƯƠNG 18
TÒA ÁN QUỐC TẾ XÉT XỬ ĐẢNG CỘNG SẢN CAM BỐT
VỀ TỘI ÁC CHIẾN TRANH - TỘI ÁC DIỆT CHỦNG
VÀ TỘI ÁC CHỐNG NHÂN LOẠI
TRONG KHI TRUYỀN BÁ CHỦ NGHĨA MARX-LENIN&
MỐI QUAN HỆ GIỮA CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ KHMER ĐỎ
Khởi biên ngày 17 tháng Hai năm 2010

I/ LƯỢC SỬ CAM BỐT TRƯỚC KHI CỘNG SẢN CƯỠNG ĐOẠT QUYỀN LỰC QUỐC GIA
II/ ĐIỂM QUA CÁC NÉT CHÍNH LỊCH SỬ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN CAM BỐT TỨC KHMER ĐỎ
III/ “CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG” CHẾ ĐỘ “PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA” CỦA KHMER ĐỎ SAU KHI CƯỚP ĐOẠT QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ KHIẾN CHO HAI TRIỆU NGƯỜI DÂN BỊ CHẾT
IV/ CÁC HÌNH ẢNH GHI NHẬN TỘI ÁC CỦA KHMER ĐỎ - ĐÂY LÀ “SẢN PHẨM” THỂ HIỆN “TÍNH ƯU VIỆT” CỦA CHỦ NGHĨA MARX-LENIN ? HAY “SẢN PHẨM” CỦA CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN ? “SẢN PHẨM” CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ? HAY ĐÓ LÀ “ĐỒ TẠO TÁC” CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN CAM BỐT ? TẤT CẢ CHỈ LÀ MỘT !
V/ DIỄN BIẾN THÀNH LẬP TÒA ÁN LỊCH SỬ - SỰ KIỆN ĐƯỢC COI NHƯ BẢN TUYÊN NGÔN CÔNG ĐẠO CỦA NỀN VĂN MINH NHÂN LOẠI PHÁN XỬ MỘT HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ QUÁI DỊ SẢN SINH NHIỀU TỘI ÁC CỰC KỲ MAN RỢ
VI/ HÌNH ẢNH CƠ SỞ TÒA ÁN TẠI PHNOM PENH DO NHIỀU QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI ĐÓNG GÓP
VII/ NHỮNG NGƯỜI CẦM ĐẦU ĐẢNG CỘNG SẢN CAM BỐT BỊ BẮT GIỮ CHỜ NGÀY RA TÒA
VIII/ PHIÊN TÒA ĐẦU TIÊN XÉT XỬ BỊ CÁO NGUYÊN LÀ TRƯỞNG TRẠI TRA TẤN S.21
IX/ PHIÊN TÒA KẾ TIẾP XỬ NUON CHEA - KHIEU SAMPHANG - IENG SARY - IENG THIRITH    
X/ NGƯỜI DÂN TRUNG QUỐC ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP TÒA ÁN QUỐC TẾ XỬ TỘI ÁC ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC
XI/ MỐI QUAN HỆ GIỮA CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CỘNG SẢN CAM BỐT

- & -
(Phần trích)

II/ ĐIỂM QUA CÁC NÉT CHÍNH LỊCH SỬ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN CAM BỐT TỨC KHMER ĐỎ

Khmer Đỏ hay Đảng Cộng Sản Cam Bốt là một đảng chuyên chế cai trị đất nước Cam Bốt từ năm 1975 đến 1979 do Pol Pot, Nuon Chea, Ieng Sary, Khieu Samphang và Son Sen lãnh đạo. Thể chế nhà nước do đảng độc tài này hình thành được gọi là Kampuchea Dân Chủ.

Lý thuyết đảng này thay đổi theo thời gian. Trong những ngày đầu thành lập là một Đảng Cộng Sản chính thống về mặt tư tưởng, và nhìn về Cộng Sản Việt Nam như một kiểu mẫu hướng dẫn hành động.

Đảng trở thành một đảng kiểu Stalin, và chống trí thức khi nhóm sinh viên từng du học tại Pháp trở về Cam Bốt. Những sinh viên này bao gồm Pol Pot đã chịu ảnh hưởng nhiều từ Đảng Cộng Sản Pháp.

Sau năm 1960, Cộng Sản Cam Bốt phát triển các tư tưởng chính trị độc nhất. Tư tưởng này mâu thuẫn với Học Thuyết Marx, coi nông dân ở miền quê là giai cấp Vô Sản và là đại biểu thật sự của giai cấp công nhân, một hình thức của Chủ Nghĩa Mao, khiến Cộng Sản Cam Bốt nghiêng về phía Trung Cộng trong cuộc phân liệt Sô-Trung. Điều này còn cho thấy các nước đàn anh Cộng Sản tự cho mình có quyền giải thích, diễn đạt tư tưởng Marx truyền thống theo cách suy nghĩ riêng và để tự xây dựng mô hình Xã Hội Chủ Nghĩa cá biệt ở mỗi quốc gia.

Một cách tổng quát, tư tưởng Marx là tiền đề để lập mưu chính trị, là nguyên cớ để chiếm quyền và cầm quyền độc tài, thủ lợi cho phe đảng, và tìm sự thụ hưởng cá nhân và gia đình họ mà bỏ mặc dân tộc cùng đất nước rơi vào nghèo đói triền miên.

Trong thập niên 1970, lý thuyết chính trị của Đảng Cộng Sản Cam Bốt kết hợp tư tưởng của riêng họ với tư tưởng chống thực dân của Đảng Cộng Sản Pháp mà giới lãnh đạo Cộng Sản Cam Bốt thụ đắc trong thời gian được giáo dục tại đại học Pháp vào thập niên 1950. Thành phần cầm đầu Cộng Sản Cam Bốt cũng bị xúc phạm rất nhiều khi trông thấy thái độ xấc láo của những kẻ cầm đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam, và quyết tâm thành lập một hình thức Chủ Nghĩa Cộng Sản rất khác từ mô hình Cộng Sản Việt Nam và cũng khác từ các nước Cộng Sản khác bao gồm Trung Cộng.

Sau 4 năm cai trị đất nước Cam Bốt từ tháng 4/1975 đến tháng 1/1979, chế độ Khmer Đỏ bị trục đuổi khỏi quyền lực khi Cộng Sản Việt Nam đổ quân xâm lược quốc gia này và thay thế thành phần lãnh đạo là số người Cộng Sản ôn hòa và ủng hộ Cộng Sản Hà Nội. Đảng Cộng Sản Cam Bốt tiếp tục tồn tại trong thập niên 1990 như một phong trào kháng chiến (liên hiệp với phe quốc gia) hoạt động ở miền Tây Cam Bốt dựa vào các căn cứ nằm trong phần đất Thái để chống Hà Nội xâm lược.

XI/ MỐI QUAN HỆ GIỮA CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CỘNG SẢN CAM BỐT

Lịch sử phong trào Cộng Sản tại Cam Bốt được phân thành 6 giai đoạn:

1/ Sự trổi dậy của Đảng Cộng Sản Đông Dương (Indochinese Communist Party-ICP) trước Đệ Nhị Thế Chiến với hầu hết thành viên là người Việt Nam;

2/ 10 năm đấu tranh cho nền độc lập từ tay người Pháp, khi một Đảng Cộng Sản của người Cam Bốt tách riêng ra, Đảng Cách Mạng Nhân Dân Kampuchea (Kampuchean People's Revolutionary Party-KPRP), được thành lập dưới sự bảo trợ của Cộng Sản Việt Nam;

3/ Thời kỳ tiếp theo sau Đại Hội Đảng Lần Hai của KPRP năm 1960, khi Saloth Sar (Pol Pot sau năm 1976) và những người cầm đầu tương lai của Khmer Đỏ nắm được quyền kiểm soát bộ máy đảng;

4/ Cuộc đấu tranh từ lúc khởi đầu của quân nổi loạn Khmer Đỏ trong các năm 1967-68 cho đến khi chính quyền Lon Nol sụp đổ trong tháng 4/1975;

5/ Chế độ Kampuchea Dân Chủ từ tháng 4/1975 đến tháng 1/1979;

6/ Và thời kỳ sau Đại Hội III của KPRP trong tháng 1/1979, khi Hà Nội nắm quyền kiểm soát chính quyền và phe Đảng Cộng Sản Cam Bốt thân Hà Nội.

Năm 1930 Hồ Chí Minh thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam bằng cách hợp nhất 3 phong trào Cộng Sản nhỏ hơn đã xuất hiện ở Miền Bắc, Trung, và Nam Việt Nam trong suốt thời kỳ cuối thập niên 1920. Tên đảng hầu như thay đổi lập tức thành Đảng Cộng Sản Đông Dương biểu lộ ý đồ gồm thâu các cuộc cách mạng của Cộng Sản tại Lào và Cam Bốt.

Tuy nhiên, tất cả đảng viên thời kỳ đầu tiên đều là người Việt. Cuối Chiến Tranh Đệ Nhị một nhóm người Cam Bốt tham gia vào đẳng cấp cao trong đảng nhưng ảnh hưởng của họ đối với phong trào Cộng Sản Đông Dương và sự phát triển đảng tại Cam Bốt hầu như không đáng kể.
      
Tổ chức Việt Minh (Cộng Sản Việt Nam) thỉnh thoảng cho người xâm nhập vào các căn cứ tại lãnh thổ Cam Bốt trong cuộc chiến tranh của đảng họ chống lại Pháp, và trong sự liên hợp với chính quyền phe tả cai trị Thái Lan cho đến năm 1947, Việt Minh xúi giục tổ chức các nhóm Khmer Issarak (Khmer Tự Do) cánh tả có võ trang. Vào ngày 17/4/1950, Đại Hội Toàn Quốc Lần Thứ Nhất của các nhóm Khmer Tự Do được triệu tập, và Mặt Trận Issarak Thống Nhất được thành lập, lãnh đạo Mặt Trận này là ông Sơn Ngọc Minh. 

Theo Sử Gia David P. Chandler (người Hoa Kỳ chuyên nghiên cứu về lịch sử Cam Bốt hiện đại), các nhóm Issarak cánh tả được Việt Minh giúp đỡ chiếm đóng 1/6 lãnh thổ Cam Bốt năm 1952, và lúc sắp diễn ra Hội Nghị Geneva, họ kiểm soát ½ lãnh thổ Cam Bốt. 

Năm 1951, Đảng Cộng Sản Đông Dương được tái tổ chức thành 3 đảng: Đảng Lao Động Việt Nam, Đảng Lào Itsala, và Đảng Cách Mạng Nhân Dân Kampuchea. Theo một tài liệu được đề ra sau khi tái tổ chức, Đảng Lao Động Việt Nam sẽ tiếp tục giám sát các đảng nhỏ hơn. Hầu hết những kẻ cầm đầu Đảng Cách Mạng Nhân Dân Kampuchea và đảng viên cấp dưới hoặc là người Kampuchea Krom (người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long) hay là người Việt sống tại Cam Bốt.

Theo lối giải thích về lịch sử đảng của Đảng Cách Mạng Nhân Dân Kampuchea, sự thất bại của Việt Minh trong cuộc thảo luận về một vai trò của Đảng Cách Mạng Nhân Dân Kampuchea tại Hội Nghị Geneva năm 1954 tiêu biểu cho hành động phản bội lại phong trào cách mạng Vô Sản tại Cam Bốt, lúc đó hãy còn kiểm soát phần lớn vùng nông thôn và chỉ huy một đạo quân ít nhất có 5.000 tay súng. Theo sau hội nghị, khoảng 1.000 thành viên của Đảng Cách Mạng Nhân Dân Kampuchea, gồm cả Sơn Ngọc Minh, thực hiện cuộc “trường chinh” đến Bắc Việt, nơi đó họ tiếp tục sống trong lưu đày.

Sơn Ngọc Minh (1920-1972): Sinh tại Miền Nam Việt Nam trong cộng đồng người Kampuchea Krom, có cha là người Khmer, mẹ là người Việt, bạn bè  thường gọi ông với cái tên Phạm Văn Hua (Hứa?). Có thời gian làm nghề thuyết pháp chuyên nghiệp cho Phật Giáo, sau được Cộng Sản Việt Nam tuyển mộ để phục vụ trong vai trò Chủ Tịch Ủy Ban Giải Phóng Nhân Dân Cam Bốt tại tỉnh Battambang.  

Minh tiếp tục là nhân vật cao cấp của Cộng Sản Cam Bốt, dù rằng phần lớn hoạt động tại Hà Nội cho đến năm 1972, khi Ieng Sary yêu cầu cho Minh đi Bắc Kinh chữa trị bịnh cao huyết áp. Sơn Ngọc Minh chết ngày 22/12/1972. Cái chết của Minh làm giảm ảnh hưởng của Cộng Sản Việt Nam đối với các phần tử Cộng Sản Cam Bốt do Hà Nội huấn luyện và tương thích với sự gia tăng quyền lực của “Trung Tâm Đảng” do Pol Pot cầm đầu.

Đảng danh Sơn Ngọc Minh dựa theo tên thật của chính trị gia nổi danh tại Cam Bốt là Sơn Ngọc Thành. 

Nói đến Sơn Ngọc Minh chúng tôi thấy cần thiết phải lược qua thân thế và hoạt động của ông Sơn Ngọc Thành để bạn đọc không bị lầm lẫn giữa hai người có họ và chữ lót giống nhau.

Sơn Ngọc Thành (7/12/1908 - 8/8/1977) một chính trị gia Cam Bốt có quan điểm quốc gia, Cộng Hòa, hai lần nắm giữ vị trí Thủ Tướng.

Sinh tại tỉnh Trà Vinh thuộc Miền Nam Việt Nam, có cha là người Kampuchea Krom, mẹ là người Kampuchea Krom gốc Hoa. Ông được giáo dục tại Sài Gòn, Montpellier, và Paris, học luật được một năm trước khi trở lại Đông Dương. Hành nghề thẩm phán tại tỉnh Pursat, làm công tố viên ở Phnom Penh trước khi trở thành Phó Giám Đốc Viện Phật Giáo.

Cùng với những người Cam Bốt (Kampuchea) theo đường lối quốc gia đã nổi tiếng trước như Pach Chhoeun, ông Thành cho ra đời tờ báo Khmer Ngữ đầu tiên mang tên Nagaravatta năm 1936. Quan điểm chính trị của báo Nagaravatta khẩn gọi người Cam Bốt phá vỡ sự độc quyền mua bán của thương nhân nước ngoài bằng cách khởi đầu công việc kinh doanh của người Cam Bốt, qua việc này đã tạo cho ông Thành và đồng nghiệp tiếp nhận Chủ Nghĩa Phát Xít Nhật hay như ông gọi bằng từ ngữ “Chủ Nghĩa Xã Hội Dân Tộc”.

Tư tưởng ông Sơn Ngọc Thành nghiêng về Cộng Hòa, cánh hữu, và hiện đại hóa đất nước Cam Bốt, điều này khiến cho ông trở thành đối thủ lâu dài của ông Sihanouk. Mặc dù có tinh thần quốc gia dân tộc, ông Thành cũng là người binh vực mạnh mẽ sự hợp tác xuyên Châu Á, và chủ trương dạy Việt Ngữ tại các trường học Cam Bốt, vì đó là con đường tiềm tàng cho các tư tưởng hiện đại hóa.

Năm 1972, ông Thành lại nắm giữ ghế Thủ Tướng nhưng sau khi là mục tiêu của một vụ đánh bom, ông bị Tổng Thống Lon Nol bãi nhiệm, và tự sống lưu vong tại Miền Nam Việt Nam. Khi Cộng Sản Việt Nam chiếm đoạt quyền lực chính trị quốc gia Việt Nam Cộng Hòa ngày 30/4/1975 vi phạm Hiệp Định Hòa Bình Paris, ông Sơn Ngọc Thành bị Cộng Sản bắt giam và chết trong trại tù năm 1977.

HẾT 18 CHƯƠNG.

Nhà Biên Soạn: Phạm Hoàng Tùng.


Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

Giới Thiệu Chương 16 Và Chương 17 Trong Bộ Sách Biên Khảo “Nhân Loại Thụ Hình & Tội Ác Độc Tài Cộng Sản - Vết Thương Đau Hằn Sâu Trên Thân Xác Nhân Loại”

CHƯƠNG 16
BIỂU TƯỢNG THIÊN TỬ ĐỘC QUYỀN ĐỘC TÔN
TRONG CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TẬP QUYỀN XƯA CỔ
TƯỢNG ĐÀI LENIN BỊ NGƯỜI DÂN KHẮP NƠI
ĐÁNH NGÃ - GIỰT SẬP - LẬT NHÀO - ĐẬP BỂ NÁT &
LĂNG HOÀNG ĐẾ HAY NẤM MỒ NGƯỜI VÔ SẢN?
SỐ PHẬN XÁC ƯỚP CÙNG LĂNG LENIN
Khởi biên ngày 4 tháng 1 năm 2010

A/ BIỂU TƯỢNG THIÊN TỬ ĐỘC QUYỀN ĐỘC TÔN - TƯỢNG ĐÀI LENIN BỊ NGƯỜI DÂN KHẮP NƠI ĐÁNH NGÃ - GIỰT SẬP - LẬT NHÀO - ĐẬP BỂ NÁT
I/ TỔNG QUÁT
II/ NGƯỜI BA LAN ĐỐT TƯỢNG LENIN – DÂN KYRGHYZSTAN THÁO DỠ TƯỢNG LENIN   
III/ GIẢI THƯỞNG CHO TINH THẦN ĐỀ KHÁNG CHỐNG LẠI SỰ PHỤC HỔI BIỂU TƯỢNG CỘNG SẢN SÔ VIẾT
IV/ TƯỢNG LENIN CAO NĂM THƯỚC ĐỘT NHIÊN BỊ BIẾN MẤT KHỎI KRASNODAR
V/ TƯỢNG LENIN QUI HÀNG TRƯỚC LỰC LƯỢNG QUẦN CHÚNG TẠI KYRGYZSTAN
VI/ TƯỢNG ĐÀI LENIN TẠI BUDAPESTHUNGARY BỊ HẠ BỆ
VII/ VAI TRÒ SAU CÙNG CỦA MỘT PHO TƯỢNG LENIN – XUA ĐUỔI BỌN ĂN TRỘM XE TẠI THỤY ĐIỂN
VIII/ TRÒ CHƠI XỎ LENIN THÁNG TƯ
IX/ TẠI UKRAINE NGƯỜI QUỐC GIA LIỆNG SƠN ĐỎ VÀO TƯỢNG LENIN TRONG CƠN XÚC ĐỘNG CỦA CUỘC THẢO LUẬN VỀ ĐẠI NẠN ĐÓI ĂN DO LIÊN SÔ GÂY NÊN
X/ MỘT THỜI SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÔNG AN TRỊ ÁP ĐẶT TƯ TƯỞNG NGỤY BIỆN - QUYỀN LỰC THỐNG TRỊ TUYỆT ĐỐI ĐÃ QUA & CÁC TƯỢNG ĐÀI ANH HÙNG CÁCH MẠNG - VÔ SẢN - ÁI QUỐC - LÃNH ĐẠO - THẦN TƯỢNG NGỤY TẠO TỪ DZERZHINSKY, STALIN ĐẾN LENIN LẦN LƯỢT BỊ CÔNG CHÚNG XÔ NGÃ NHỤC NHÃ
B/ LĂNG HOÀNG ĐẾ HAY NẤM MỒ NGƯỜI VÔ SẢN? SỐ PHẬN XÁC ƯỚP CÙNG LĂNG LENIN
XI/ MỘT CUỘC ĐỐI THOẠI NGẮN VỚI XÁC ƯỚP LENIN
XII/ HÃY ĐẾN COI LĂNG LENIN TRƯỚC KHI DẸP BỎ NÓ - ĐẾN LÚC CHÔN CẤT LENIN
XIII/ LENIN: CHÔN HAY KHÔNG CHÔN?
                
- & -

CHƯƠNG 17
LỊCH SỬ QUAN HỆ
GIỮA ĐẢNG CỘNG SẢN LIÊN SÔ VÀ CỘNG SẢN VIỆT NAM
MỐI QUAN HỆ GIEO TRUYỀN VÀ THI HÀNH
Khởi biên ngày 29 tháng 1 năm 2010

A/ NHỮNG CHỨNG CỨ LỊCH SỬ XÁC NHẬN ĐẶC TÍNH LỆ THUỘC LIÊN SÔ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
I/ TỔNG QUÁT
II/ LỆ THUỘC TỪ KHI THÀNH LẬP ĐẢNG
III/ SỬ ĐẢNG THÚ NHẬN TÌNH TRẠNG KHÔNG ĐỘC LẬP TỰ CHỦ NGAY TỪ LÚC ĐẢNG MỚI RA ĐỜI
IV/ HIỆN TẠI VẪN CHƯA TỈNH MỘNG HAY NÓI DỐI DÂN ĐỂ TIẾP TỤC CẦM QUYỀN VÀ THỤ HƯỞNG ĐỜI TƯ BẢN ĐỎ
B/ CÁC DỮ KIỆN QUỐC TẾ XÁC NHẬN CỘNG SẢN VIỆT NAM CHỈ LÀ CON CHỐT CỦA LIÊN SÔ
V/ LIÊN SÔ VIỆN TRỢ CHO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
VI/ KẾT LUẬN

- & -

(Phần trích)

A/ NHỮNG CHỨNG CỨ LỊCH SỬ XÁC NHẬN ĐẶC TÍNH LỆ THUỘC LIÊN SÔ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

I/ TỔNG QUÁT  

Trong Chương 7 và Chương 14, cá nhân chúng tôi có nói đến một số nét về mối quan hệ giữa Liên Sô và Cộng Sản Việt Nam nhưng chưa nêu lên hết các điểm tổng quát và chi tiết về mối quan hệ giữa gieo truyền và thi hành này, vì thế chúng tôi biên soạn chương 17 để bạn đọc có thêm được các dữ kiện.

Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn tuyên truyền với dân Việt là họ giành được độc lập cho nước Việt từ ngoại bang Pháp, tuy nhiên khi tìm hiểu sâu về đặc tính hoạt động và lý thuyết nền tảng cho lý luận đảng, người ta phải hiểu ra ngay Đảng Cộng Sản Việt chỉ làm công cụ, làm phương tiện thi hành, là một đảng vệ tinh bé nhỏ ở Đông Nam Á của hệ thống Cộng Sản thế giới mà Đảng Cộng Sản Liên Sô trực tiếp điều hành và gieo truyền tội ác.

Chương 17 này có mục đích giúp bạn đọc nhất là thành phần trẻ trong xã hội Việt Nam tìm ra được các tính chất lệ thuộc từ buổi ban sơ của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với đế quốc Cộng Sản Liên Sô, nơi gây ra tội ác chống lại nhân loại, dĩ nhiên là phần tử cố kết trong hệ thống tội ác, Đảng Cộng Sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước nhân loại và dân tộc Việt.

Tất nhiên khi Liên Sô bị tiêu diệt, Cộng Sản Việt Nam thờ ông thầy mới là Trung Cộng để bám víu quyền lực, để đảng tồn tại dù cho phải hãm hại cả dân tộc Việt và bán non sông đất nước.

II/ LỆ THUỘC TỪ KHI THÀNH LẬP ĐẢNG

1/ Về Đảng Cộng Sản Việt Nam

Theo các dữ kiện của bộ tự điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia bằng Anh Ngữ trên liên mạng toàn cầu ghi nhận, đầu tiên có ba phe Cộng Sản nảy sinh từ một tổ chức thanh niên mang tên Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội do Hồ Chí Minh thành lập năm 1926 (tài liệu Cộng Sản Việt Nam ghi thành lập năm 1925).

Đại Hội đầu tiên và duy nhất của Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội được tổ chức tại Hương Cảng (Hồng Kông) vào tháng 5/1929. Nội bộ tổ chức lúc đó bộc lộ chủ nghĩa phe phái do bị ảnh hưởng từ cuộc đấu tranh giành quyền lực một sống một chết tại thượng tầng hệ thống Cộng Sản thế giới đặt ở Moscow giữa Joseph Stalin và Nikolai Bukharin. Bị kích động bởi lời kêu gọi của Stalin thi hành đường lối ly khai trong những người Cộng Sản, Trần Văn Cung, nhân vật đứng đầu kỳ bộ Miền Bắc của Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, cầm đầu đoàn đại biểu bỏ ngang không tham dự hết Đại Hội. Cung về đến Việt Nam ngày 17/6/1929 và thành lập Đông Dương Cộng Sản Đảng.

Những người còn lại trong Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội lúc đó đang chờ xem kết quả cuộc tranh giành quyền lực tại Moscow rồi mới quyết định nên làm gì.

Tháng 8/1929, số lãnh đạo còn lại của Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội thành lập An Nam Cộng Sản Đảng, đảng này có một “bộ phận đặc biệt” lãnh đạo gồm 5 thành viên, gồm Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu... An Nam Cộng Sản Đảng tồn tại trong khoảng thời gian từ tháng 8/1929 đến tháng 2/1930.

Ngày 27/10/1929, Comintern (Cộng Sản Quốc Tế Đệ Tam) đề ra một lá thư phê bình An Nam Cộng Sản Đảng và ca ngợi Đông Dương Cộng Sản Đảng, và chỉ thị phải hợp nhất đảng. Hai đảng tổ chức phiên họp để thống nhất tổ chức vào tháng 2/1930 tại một hội nghị ở Cửu Long để cho ra đời Đảng Cộng Sản Việt Nam, (theo tài liệu của Đảng Cộng Sản Việt Nam: hội nghị tổ chức ở xóm thợ đường Cửu Long gần Hương Cảng). Hồ Chí Minh vào thời gian này là một đại biểu của Cộng Sản Quốc Tế Đệ Tam, đã chủ tọa hội nghị thống nhất.

Như thế, Đảng Cộng Sản Việt Nam được Hồ Chí Minh và một số nhân vật lưu vong tại Trung Hoa thành lập.

Mặc dù phe Cộng Sản thứ ba là Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn không được mời dự hội nghị nhưng các thành viên đảng này được phép gia nhập vào đảng mới thống nhất.

Sau đó không lâu, phiên họp thể đảng đầu tiên thay đổi tên thành Đảng Cộng Sản Đông Dương, theo chỉ thị của Comintern.       

Đại Hội I của đảng được tổ chức bí mật tại Ma Cao năm 1935. Cùng lúc đó hội nghị Comintern tại Moscow đề ra chính sách hướng đến một mặt trận nhân dân chống Phát Xít và chỉ thị cho các phong trào Cộng Sản trên khắp thế giới hợp tác với các lực lượng chống Phát Xít không kể khuynh hướng của họ hướng tới Chủ Nghĩa Xã Hội. Điều này đòi hỏi Đảng Cộng Sản Đông Dương phải xem xét tất cả các đảng phái ở Đông Dương như đồng minh tiềm tàng của họ.

Đảng Cộng Sản Đông Dương tạm thời bị giải tán năm 1945 nhằm mục đích che giấu những người gia nhập đảng và các hoạt động đảng núp dưới hình thức Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Marx và Việt Minh, được thành lập trước đó 4 năm như mặt trận chung mang mục tiêu “giải phóng” dân tộc.

Đảng được tái thành lập với tên gọi Đảng Lao Động Việt Nam tại Đại Hội II ở Tuyên Quang năm 1951.

Đại Hội III được tổ chức tại Hà Nội năm 1960 chính thức quyết định xây dựng Miền Bắc thành nước XHCN như Liên Sô và quyết tâm tiến hành chiến tranh tổng lực quyết chí đánh chiếm Miền Nam để đưa hết cả nước vào quĩ đạo lệ thuộc hệ thống đế quốc mới ngụy trang dưới chiêu bài Cộng Sản thế giới do Đảng Cộng Sản Liên Sô làm ông trùm.

Đại Hội IV năm 1976 tại Hà Nội, đảng đổi tên chính thức là Đảng Cộng Sản Việt Nam.      
  
2/ Về Việc Hồ Chí Minh Ở Hồng Kông Và Liên Bang Sô Viết

Theo các dữ kiện trên website Wikipedia ghi nhận, Hồ bị thúc ép rời khỏi Trung Hoa do chính quyền địa phương tấn công vào các hoạt động của Cộng Sản, nhưng sau đó ông trở về Trung Hoa năm 1930 xúc tiến thành lập Đảng Cộng Sản. Hồ ở Hồng Kông trong vai trò đại diện Cộng Sản quốc tế. Tháng 6/1931, Hồ bị cảnh sát Anh bắt giữ và giam tù cho đến năm 1933. Sau đó Hồ lên đường trở lại Liên Sô. Năm 1938, ông trở lại Trung Hoa và phục vụ trong vai trò cố vấn cho quân đội Cộng Sản Tàu.

Năm 1945, thuộc hạ Hồ Chí Minh hành quyết người quốc gia yêu nước nhưng không nằm trong tổ chức Việt Minh do Hồ cầm đầu, bao gồm các vị lãnh đạo Đảng Lập Hiến là Bùi Quang Chiêu, người đứng đầu Đảng Độc Lập là Ngô Đình Khôi, anh cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ông Khôi là tỉnh trưởng trong chính quyền Việt Nam dưới chế độ thực dân Pháp, do từ chối chức vụ được hứa hẹn là bộ trưởng một khi tham gia chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của Cộng Sản, ông Khôi đã bị Cộng Sản thanh trừng bằng cách chôn sống để báo thù. (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là tên gọi của cả nước Việt Nam từ năm 1945 đến 1954 và miền Bắc Việt Nam Cộng Sản từ năm 1954 đến 1976).

Số phần tử theo chân Hồ còn thanh toán, sát hại những người Việt thuộc các thành phần theo đường lối Trotsky bên Liên Sô, vốn là đối thủ chính trị không đội trời chung của Stalin, điều này chứng minh cho thấy Hồ chịu ảnh hưởng đường lối tàn bạo của Stalin. Thứ nữa lúc đó tại Liên Sô, Stalin sát hại gần hết số đồng chí của mình từng góp sức trong giai đoạn “Cách Mạng Tháng 10” để thâu tóm quyền lực, Hồ muốn Liên Sô giúp đỡ chiếm được quyền lực tại Việt Nam thì phải ủng hộ Stalin là điều tất nhiên.

Theo dữ kiện của Wikipedia, Hồ than thở về cái chết của ông Tạ Thu Thâu, một người cách mạng Việt Nam theo đường lối Cộng Sản Trotsky, và nói rằng, ông Thâu là nhân vật yêu nước vĩ đại nhưng “tất cả nhưng ai không theo đường lối chúng ta đã đề ra đều phải bị tiêu diệt”.

Trong suốt năm 1946, khi Hồ còn ở bên ngoài Việt Nam, Tướng Võ Nguyên Giáp, một cánh tay phải của Hồ, đã giam cầm 25.000 người quốc gia và thúc ép 6.000 người khác phải bỏ chạy cứu lấy mạng, nếu không sẽ bị Cộng Sản thảm sát. Hàng trăm đối thủ chính trị khác cũng bị thủ tiêu dưới nhiều hình thức trong tháng 7/1946. Tất cả các đảng phái tách khỏi Việt Minh bị ngăn cấm hoạt động và chính quyền địa phương do Cộng Sản kiểm soát đã thanh trừng thẳng tay các đảng phái này nhằm mục đích giúp chế độ chính trị kiểu Liên Sô và do Hồ dựng lên sau này không bị chống đối nhiều từ các thành phần chính trị không Cộng Sản. 

Nhà Biên Soạn: Phạm Hoàng Tùng.




Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

Giới Thiệu Phần Ba Và Chương 15 Trong Bộ Sách Biên Khảo “Nhân Loại Thụ Hình & Tội Ác Độc Tài Cộng Sản - Vết Thương Đau Hằn Sâu Trên Thân Xác Nhân Loại”

PHẦN BA
ĐẾ QUỐC CỘNG SẢN VĨ ĐẠI - KHẮC NGHIỆT
SUY KIỆT SỤP ĐỔ TAN RÃ
VÌ LÒNG DÂN KHÔNG THEO

Cách đây hai ngàn năm, đế quốc La Mã hùng mạnh nhất thế giới đã thống trị nhiều dân tộc yếu kém hơn trong suốt 400 năm Tây Lịch, sau đó còn kéo dài ở phía Ðông (đế quốc Ðông La Mã) cho đến năm 1453. Thời kỳ nhân loại chưa có ý thức nhân quyền rõ rệt, và ý thức tự do, dân chủ chưa phát triển nên đế quốc La Mã đã dùng bạo lực ngự trị xa xỉ, kiêu căng trên cuộc sống lầm than, khổ sở của nhiều dân tộc khác.

Vào đầu thế kỷ 20 khi Lenin cho thành lập đế quốc Cộng Sản Liên Sô, so với nhân lực, cơ cấu tổ chức, và vũ khí thời La Mã thì đế quốc Cộng Sản Liên Sô hùng mạnh hơn với các trang bị quân sự hiện đại có tầm sát thương - tàn phá -  hủy diệt hàng loạt. Ngoài vũ khí hiện đại, tân đế quốc này còn được hỗ trợ bởi một “học thuyết” khá hoàn bị về mặt lý thuyết, dù vòng vèo-mâu thuẫn-tối nghĩa về nội dung, ngay từ lúc khởi đầu dựng đế quốc.

Tuy nhiên đế quốc toàn-kiểm lạc hậu - đen tối - bạo trị do Lenin lập nên không kéo dài đến 100 năm.

Sở dĩ ngày nay, các đế quốc, thực dân không thể kéo dài bạo lực thống trị và sớm tan rã -tuyệt diệt là vì nhân loại đã trưởng thành, tinh thần phản kháng mạnh dạn hơn khi trực diện với hệ thống chính trị chuyên chế, độc tài, đàn áp; và lòng khát khao tự do, dân chủ mãnh liệt nhiều hơn.

Sự giải thể, tan rã, diệt vong của đế quốc Cộng Sản Liên Sô là khải hoàn ca trường cửu cho nền văn minh nhân loại!!!      

CHƯƠNG 15
TÌNH TRẠNG SUY VI TIÊU VONG
CỦA CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN LIÊN SÔ &
“ÐỔI MỚI” - SỰ PHẢN BỘI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
CHỦ TRƯƠNG ÐẦU HÀNG TƯ BẢN
CON ÐƯỜNG CÙNG CỦA CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM
Khởi biên ngày 10 tháng 10 năm 2009

A/ DIỄN BIẾN CƠN ÐẠI ÐỊA CHẤN CHÍNH TRỊ TỪ PHÍA CHUYÊN CHẾ LẠC HẬU LÀM HƯNG PHẤN NHÂN LOẠI QUAN TÂM ÐẾN NHÂN QUYỀN                                
I/ TÌNH HÌNH CHUNG
II/ GORBACHEV NẮM QUYỀN
III/ CẢI TỔ   
B/ NHỮNG HẬU QUẢ NGOÀI TIÊN LIỆU
IV/ Lech Wałęsa - MỘT CÔNG NHÂN TRỞ THÀNH LÃNH ÐẠO CÔNG ÐOÀN CHỐNG CỘNG VÀ LÀ VỊ TỔNG THỐNG ÐẦU TIÊN CỦA NỀN ÐỆ TAM CỘNG HÒA BA LAN TỰ DO DÂN CHỦ
V/ CÔNG ÐOÀN ÐOÀN KẾT 
VI/ KHỐI CỘNG SẢN ÐÔNG ÂU SỤP ÐỔ - TAN RÃ - DIỆT VONG
VII/ HỌC THUYẾT BREZHNEV 
VIII/ LÀM CÁCH MẠNG BẰNG LỜI CA TIẾNG HÁT
IX/ CON ÐƯỜNG BALTIC
X/ CĂNG THNG SẮC TỘC
C/ SUY KIỆT - SỤP ÐỔ
XI/ LIÊN BANG SÔ VIẾT TAN RÃ
XII/ CUỘC ÐẢO CHÍNH THÁNG TÁM
XIII/ SAU KHI ÐẢO CHÍNH THẤT BẠI
D/ HẬU - CỘNG SẢN LIÊN SÔ
XIV/ THÀNH LẬP CIS VÀ CHÍNH THỨC KẾT THÚC NHÀ NƯỚC LIÊN SÔ
XV/ TÓM LƯỢC TIẾN TRÌNH BẠI VONG TẤT YẾU CỦA Ð QUỐC CỘNG SẢN
XVI/ TÁI CẤU TRÚC HẬU - SÔ VIẾT
Ð/ CÁC Ý KIẾN VỀ SỰ TIÊU VONG CỦA CỘNG SẢN LIÊN SÔ
XVII/ SỤP ÐỔ KINH TẾ LIÊN BANG SÔ VIẾT
XVIII/ NHẬN THỨC MỚI VỀ SỰ SỤP ÐỔ CỦA LIÊN SÔ
XIX/ LIÊN SÔ SỤP ÐỔ VÀ RONALD REAGAN
XX/ TỔNG THỐNG NGA VLADIMIR PUTIN: LIÊN SÔ SỤP ÐỔ LÀ “TAI HỌA CỦA THẾ KỶ”
E/ NHỮNG TÁC ÐỘNG NGHIÊM TRỌNG KHÁC TIẾP TỤC LÀM RÕ NÉT SỰ THAY ÐỔI CÁN CÂN QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ TRÊN THẾ GIỚI
XXI/ CÁC QUỐC GIA NGĂN CẤM - VỨT BỎ - ÐOẠN TUYỆT VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI & CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN VÌ ÐẶC TÍNH THOÁI TRÀO VÀ LẠC HẬU SO VỚI CUỘC SỐNG TIẾN BỘ - VĂN MINH - NHÂN BẢN CỦA NHÂN LOẠI TRÊN KHẮP QUẢ ÐẤT
XXII/ SỐ PHẬN ÐEN TỐI DO LỊCH SỬ HIỆN ÐẠI DÀNH CHO NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM            
                     
- & -
(Phần trích)

7/ Ngày Tàn Của Cộng Sản Yugoslavia

Cộng Hòa Liên Bang XHCN Yugoslavia (Nam Tư) không là thành viên Hiệp Ước Warsaw nhưng lại theo đuổi mô hình Cộng Sản của riêng Liên Bang này dưới thời cai trị của Josip Broz Tito. Liên Bang Nam Tư là nhà nước Cộng Sản đa sắc tộc, căng thẳng giữa các sắc tộc đầu tiên leo thang trong sự kiện Mùa Xuân Croatia năm 1970-71, đây là phong trào đòi quyền tự trị lớn hơn cho dân tộc Croatia nhưng bị đàn áp.

Trong năm 1974 có thay đổi hiến pháp để chuyển giao một số quyền lực Liên Bang về cho các cộng hòa hợp thành và đơn vị tỉnh. Sau cái chết Tito năm 1980, tình trạng căng thẳng sắc tộc bị dồn nén lâu năm dưới chiêu bài Liên Bang XHCN ngụy tạo đã có cơ hội phát triển, đầu tiên bùng ra tại Kosovo với đa số dân thuộc sắc tộc Albania.  

Vào cuối thập niên 1980 lãnh đạo Cộng Sản Serbia là Slobodan Milošević dùng cuộc khủng hoảng tại Kosovo để đun nóng tinh thần dân tộc người Serbia (một chủng tộc chiếm đa số trong Liên Bang Nam Tư) và cố gắng củng cố, thống trị Liên Bang từ lâu bị các sắc tộc khác không có cảm tình và muốn phá bỏ.
        
Tháng Giêng năm 1990 sau các cuộc mạng dân chủ trong khối Ðông Âu, Liên Ðoàn Cộng Sản Nam Tư (Ðảng Cộng Sản) suy sụp do đường lối dân tộc ly khai nổi lên mạnh trong Liên Bang, và cuộc bầu cử tự do đa đảng không bao giờ được nhắc tới trước đây và bị coi như một đại cấm kỵ, cũng bị phá vỡ.

Cuộc đầu phiếu năm 1990 tại các cộng hòa hợp thành đã mang quyền lực cho các phong trào ly khai, đầu tiên ở Slovenia và Croatia, kế đến là Bosnia-Herzegovina, và Macedonia. Cuộc bầu cử Quốc Hội và Tổng Thống tại SerbiaMontenegro củng cố quyền lực cho Milošević và những người ủng hộ ông.

Căng thẳng sắc tộc leo thang dẫn đến chiến tranh Nam Tư và sự độc lập của các nước cộng hòa theo thứ tự thời gian như sau:

Slovenia (25/6/1991);
Croatia (25/6/1991);
Bosnia-Herzegovina (1/3/1992);
Montenegro (3/6/2006);
Serbia (5/6/2006);
Kosovo (17/2/2008, được công nhận từng phần).

VII/ HỌC THUYẾT BREZHNEV

Vào năm 1989, Moscow từ bỏ Học Thuyết Brezhnev để thiên về giải pháp không can thiệp trong công việc nội bộ các đồng minh Hiệp Ước Warsaw. Dần dần, mỗi một quốc gia thành viên Hiệp Ước Warsaw thấy chính quyền Cộng Sản của họ thất bại trong các cuộc bầu cử phổ thông, và trong trường hợp Romania, sự nổi dậy bạo lực. Vào năm 1991 các chính quyền Cộng Sản Bulgaria, Czechoslovakia, Ðông Ðức, Hungary, Ba Lan, và Romania, tất cả bị Stalin áp đặt thể chế chính trị sau Ðệ Nhị Thế Chiến, đã bị đổ sụp tan nát khi làn sóng cách mạng tràn qua khắp Ðông Âu.

Học Thuyết Brezhnev là chính sách đối ngoại của Sô Viết, được S. Kovalev vạch ra đầu tiên và rõ ràng nhất trong bài báo trên Pravda ngày 26/9/1968 với tựa đề “Chủ Quyền và Nghĩa Vụ Quốc Tế Của Các Quốc Gia XHCN”. Leonid Brezhnev nhắc lại quan điểm này trong bài diễn văn đọc tại Ðại Hội V của Ðảng Công Nhân Thống Nhất Ba Lan ngày 13/11/1968, trong đó phát biểu: “Khi các lực lượng thù địch với Chủ Nghĩa Xã Hội cố gắng xoay đổi sự phát triển của vài nước XHCN hướng đến Chủ Nghĩa Tư Bản, nó không chỉ trở thành vấn đề cho quốc gia liên quan, nhưng còn là vấn đề chung và ưu tư cho tất cả các nước XHCN”.

Học thuyết này được thông báo để chứng minh có hiệu lực từ thời điểm quá khứ khi Sô Viết xâm lăng Czechoslovakia vào tháng 8/1968 làm chấm dứt Mùa Xuân Prague trong bi thảm, cùng với các cuộc can thiệp quân sự do Sô Viết nhúng tay vào trước đây như trường hợp xâm lược Hungary năm 1956. Những can thiệp quân sự này nhằm mục đích chấm dứt nỗ lực tự do hóa và các cuộc nổi dậy có tiềm năng làm tổn hại đến quyền bá chủ của Sô Viết trong khối Ðông Âu mà được Sô Viết khảo sát như một vùng đệm chiến lược và phòng thủ căn bản trong trường hợp sự thù địch với khối NATO bùng nổ ra.

Trong thực tế, chính sách này cho phép các Ðảng Cộng Sản chư hầu, bồi thần được độc lập giới hạn nhưng không nước nào được phép rời khỏi Hiệp Ước Warsaw, làm xáo trộn độc quyền về quyền lực của Ðảng Cộng Sản trong đất nước, hay bất cứ tổn hại nào phạm đến mối cố kết trong khối Ðông Âu. Bao hàm trong học thuyết này là giới lãnh đạo Sô Viết tự dành cho mình quyền riêng để định nghĩa “Chủ Nghĩa Xã Hội” và “Chủ Nghĩa Tư Bản”. Theo sau thông báo áp dụng Học Thuyết Brezhnev, nhiều hiệp ước được ký kết giữa Liên Sô và các quốc gia vệ tinh nhằm tái xác định những điểm này và bảo đảm thêm quan hệ hợp tác giữa các nước.  

Các nguyên tắc của học thuyết rộng đến nổi Sô Viết sử dụng ngay cả nó để chứng minh cho hành động quân sự can thiệp vào các quốc gia không có chân trong Hiệp Ước Warsaw như cuộc xâm lăng Afghanistan năm 1979. Hiệu quả của Học Thuyết Brezhnev bị chấm dứt khi Gorbachev từ chối dùng hành động quân sự khi Ba Lan tổ chức bầu cử tự do năm 1989 và Công Ðoàn Ðoàn Kết đánh bại Cộng Sản (Ðảng Công Nhân Thống Nhất Ba Lan).

Liên Sô cũng bắt đầu trải qua biến động như hậu quả của glasnost vang dội khắp lãnh thổ Liên Sô. Mặc dù những cố gắng dằn nén, tình hình đảo lộn tại Ðông Âu không tránh khỏi lan tràn đến các dân tộc trong phạm vi Liên Sô. Trong các cuộc bầu cử hội đồng cấp khu vực ở các nước cộng hòa hợp thành Liên Bang Sô Viết, những người theo đường lối dân tộc và cải tổ triệt để đã giành thắng lợi.

Khi Gorbachev làm suy yếu hệ thống đàn áp chính trị nội bộ, khả năng chính quyền trung ương Moscow áp đặt ý định của nó lên các cộng hòa hợp thành, bị xói mòn phần lớn. Các cuộc biểu tình hòa bình khổng lồ trong các Cộng Hòa Baltic như “Cách Mạng Ca” (làm cách mạng bằng lời ca tiếng hát đánh thức lòng ái quốc của quốc dân đồng bào) và “Con Ðường Baltic” thu hút chú ý từ quốc tế và ủng hộ các phong trào độc lập ở nhiều vùng khác.        

Nhà Biên Soạn: Phạm Hoàng Tùng.


Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2015

Giới Thiệu Chương 14 Trong Bộ Sách Biên Khảo “Nhân Loại Thụ Hình & Tội Ác Độc Tài Cộng Sản - Vết Thương Đau Hằn Sâu Trên Thân Xác Nhân Loại”

CHƯƠNG 14
TỘI ÁC CHIẾN TRANH CỦA HỒNG QUÂN LIÊN SÔ
TRONG THẾ CHIẾN II:
XÂM CHIẾM - CƯỚP CỦA - HÃM HIẾP - ĐÀN ÁP - THẢM SÁT
CÁC DÂN TỘC LÁNG GIỀNG &
TẾT MẬU THÂN 1968 - VỤ THẢM SÁT TẠI HUẾ
Khởi biên ngày 22 tháng 7 năm 2009

A/ KHÁI LƯỢC VỀ ÐỆ NHỊ THẾ CHIẾN
I/ BỐI CẢNH
II/ CÁC NGUYÊN NHÂN    
III/ DIỄN BIẾN    
B/ TỘI ÁC XÂM CHIẾM LÃNH THỔ - QUỐC GIA CÁC DÂN TỘC LÁNG GIỀNG
IV/ TRONG ÐỆ NHỊ THẾ CHIẾN
V/ KẾT THÚC ÐỆ NHỊ THẾ CHIẾN
VI/ HẬU ÐỆ NHỊ THẾ CHIẾN
C/ CÁC TỘI ÁC CHIẾN TRANH KHÁC  
VII/ HỒNG QUÂN ÐỒNG LÕA VỚI NKVD ÐỂ GIẾT NGƯỜI
VIII/ BẮN GIẾT THƯỜNG DÂN    
IX/ VỤ THẢM SÁT NEMMERSDORF
X/ HÃM HIẾP ÐÀN BÀ CON GÁI
XI/ “GIÀ KHÔNG BỎ, NHỎ KHÔNG THA - HỌ CƯỠNG HIẾP ÐÀN BÀ CON GÁI ÐỨC TỪ TÁM ÐẾN TÁM CHỤC TUỔI”
XII/ ÐÀI BBC: HỒNG QUÂN BỊ LỘ MẶT LÀ MỘT ÐẠO QUÂN HIẾP DÂM
XIII/ NGA GIẬN DỮ VÌ NHỮNG LỜI TỐ CÁO HỒNG QUÂN PHẠM TỘI HÃM HIẾP
XIV/ QUYỂN SÁCH NÓI VỀ TỘI ÁC HÃM HIẾP CỦA HỒNG QUÂN LÀM XÁO TRỘN NƯỚC NGA
XV/ THẾ GIỚI QUÊN LÃNG CÁC NẠN NHÂN BỊ HÃM HIẾM TẠI BÁ LINH
XVI/ TỘI ÁC CƯỠNG DÂM PHỤ NỮ CỦA HỒNG QUÂN TẠI HUNGARY
XVII/ CHIẾN TRANH TÀU NGẦM KHÔNG GIỚI HẠN
XVIII/ CƯỚP CỦA VÀ TÀN PHÁ CÁC THÀNH PHỐ 
XIX/ VỤ THẢM SÁT PRZYSZOWICE
XX/ ÐỐI XỬ TÙ BINH CHIẾN TRANH
D/ VIỆT NAM CỘNG SẢN 
XXI/ TỔNG LƯỢC VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM
XXII/ CÁC NÉT CHÍNH VỀ QUÂN ÐỘI CỘNG SẢN VIỆT NAM
XXIII/ TỔNG QUÁT CHIẾN TRANH XÂM CHIẾM MIỀN NAM TRƯỚC NĂM 1968
XXIV/ CUỘC TẤN CÔNG TẾT MẬU THÂN   
XXV/ CUỘC THẢM SÁT Ở HUẾ
XXVI/ VỤ ÐÁNH BOM KHÁCH SẠN BRINKS  
XXVII/ VỤ ÐÁNH BOM NHÀ HÀNG MỸ CẢNH  
XXVIII/ CUỘC THẢM SÁT DAK (ÐẮK) SƠN

-&-
(Phần trích)

1/ Sơ Lược Về Hitler

Adolf Hitler (20/4/1889 – 30/4/1945) người Ðức gốc Áo, chính trị gia, lãnh đạo Ðảng Công Nhân Ðức Xã Hội Chủ Nghĩa Quốc Gia (Ðức Ngữ: Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei, viết tắt NSDAP), thường được biết Ðảng Nazi hay Ðảng Quốc Xã.

Hitler là nhà độc tài Ðức từ năm 1933 đến 1945, phục vụ trong vị trí Thủ Tướng từ 1933 đến 1945 và là nguyên thủ hay Quốc Trưởng Ðức (Führer) từ 1934 đến 1945.

Theo Drexler, người thành lập đảng đầu tiên trước khi Hitler lên nắm quyền, giải thích nhóm từ Xã Hi Chủ Nghĩa như sau: không giống như Chủ Nghĩa Marx, Ðảng Công Nhân Ðức ủng hộ thành phần trung lưu và chính sách Xã Hội Chủ Nghĩa của đảng, có nghĩa là dành phúc lợi xã hội cho dân Ðức thuộc chủng tộc Aryan.

Là một cựu chiến binh được tặng huy chương vì lòng can đảm trong Ðệ Nhất Thế Chiến, Hitler tham gia Ðảng Quốc Xã năm 1920 và trở thành nhà lãnh đạo đảng năm 1921. Theo sau việc Hitler tổ chức cuộc đảo chính thất bại và bị bắt giam, Hitler nhận được ủng hộ do cổ động cho Chủ Nghĩa Quốc Gia Ðức, óc Bài Do Thái, và chống Cộng với tài hùng biện và tuyên truyền gây nhiều thuyết phục trước đám đông.

Hitler được chỉ định làm Thủ Tướng năm 1933, nhanh chóng thiết lập và tạo hiện thực tầm nhìn của Hitler về chế độ độc tài Xã Hội Chủ Nghĩa Quốc Gia, một đảng, chuyên chế, độc tài. Hitler theo đuổi chính sách đối ngoại với mục tiêu đã được tuyên bố là chiếm giữ (Lebensraum) “Khoảng không gian sinh tồn” cho nước Ðức, huy động mọi tài nguyên quốc gia hướng đến mục tiêu này. Hitler tái xây dựng Lực Lượng Vũ Trang Ðức (Wehrmacht) xâm lược Ba Lan năm 1939 dẫn đến bùng nổ Ðệ Nhị Thế Chiến ở Châu Âu.

Lực lượng của Hitler vi phạm nhiều tội ác trong chiến tranh bao gồm tàn sát có hệ thống khoảng 17 triệu người dân, trong đó có ra tay diệt chủng ước lượng 6 triệu người Do Thái được biết là Holocaust.

Những ngày sau cùng của chiến tranh vào năm 1945, Hitler cưới người tình từ lâu là Eva Braun. Chưa đầy hai ngày sau đó, cả hai tự tử.
 
2/ Chủ Nghĩa Fascism (Phát Xít)

Các nguyên tắc và tổ chức của phong trào người quốc gia cánh hữu cực đoan. Ảnh hưởng Chủ Nghĩa Phát Xít lên đến đỉnh điểm tại Châu Âu giữa năm 1930 đến 1945, chính yếu ở Ý, Tây Ban Nha và có lẽ quan trọng nhất là tại Ðức, nơi làm nền móng cho Ðảng Quốc Xã.

Mặc dù không có kết hợp của học thuyết chính trị gắn liền với Chủ Nghĩa Phát Xít, chủ nghĩa này có khuynh hướng bao gồm niềm tin về đẳng cấp ưu việt của một dân tộc hay nhóm chủng tộc vượt lên trên các dân tộc hay chủng tộc khác, và đi theo đó là sự khinh miệt dân chủ, lòng tuân phục nhất quán một lãnh đạo quyền uy, tuyệt đối và chủ trương mỵ dân.

Sau năm 1945, ảnh hưởng của Chủ Nghĩa Phát Xít suy giảm, dù còn tồn tại ở Tây Ban Nha (tới 1975) và Bồ Ðào Nha (tới 1974), và trong kiểu mẫu một số chính quyền ở Nam Phi. Trong thập niên 1990, Chủ Nghĩa Phát Xít có chiều hướng nổi dậy với những nhóm Tân Phát Xít đạt thắng lợi trong bầu cử ở Pháp, Nga và Ý.      

XXI/ TỔNG LƯỢC VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM 

1/ Điểm Chính

Chiến Tranh Việt Nam là cuộc xung đột quân sự xảy ra ở Việt Nam, Lào, Cam Bốt từ 1959 đến ngày 30/4/1975. Cuộc chiến gồm hai phía, phe Cộng Sản gồm Cộng Sản Bắc Việt với các quốc gia trong khối Cộng Sản thế giới như Liên Sô, Trung Cộng (Trung Quốc), Bắc Hàn; Phe Tự Do bao gồm Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam với tinh thần tương trợ của các Đồng Minh như Hoa Kỳ và Tổ Chức Hiệp Ước Ðông Nam Á - Southeast Asia Treaty Organization (SEATO).

Có một số sử gia nghiên cứu về Việt Nam gọi đây là Chiến Tranh Ðông Dương Lần Thứ Hai để phân biệt với Chiến Tranh Ðông Dương Lần Thứ Nhất kéo dài từ 1945 đến 1954, cuộc chiến này do dân tộc Việt Nam tiến hành để lật đổ ách cai trị của thực dân Pháp nhưng Ðảng Cộng Sản Việt Nam ẩn danh dưới những chiêu bài ngụy dân tộc như Việt Minh để lừa gạt và cướp công sức, máu xương người Việt. Sau đó Cộng Sản lập một chính quyền độc tài độc tôn lấy hệ tư tưởng Marx – Lenin ngoại lai để thống trị dân tộc đi ngược lại nguyện vọng được sống trong tự do, hòa bình và dân chủ của đại đa số đồng bào Việt Nam.

Chiến tranh tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1959 (một số nhà nghiên cứu cũng lấy mốc năm 1954 khi phân chia hai Miền Nam - Bắc theo Hiệp Ðịnh Geneva) cho đến ngày 30/4/1975 thực chất là Cuộc Chiến Quốc - Cộng, với một bên là Cộng Sản Việt Nam làm vị trí con chốt cho các nước Cộng Sản quan thầy đàn anh, và một bên là Việt Nam Cộng Hòa cố gìn giữ nền tự do non trẻ.

Cuộc chiến trong giai đoạn này xuất phát từ ý chí xâm lược rất đổi ngông cuồng của những kẻ cầm đầu Ðảng Cộng Sản Việt Nam, mà Hồ Chí Minh là nhân vật chịu trách nhiệm nhiều hơn ai hết, quyết liệt muốn thống nhất Việt Nam bằng bạo lực quân sự, nhất quán với tôn chỉ Marx – Lenin là phải tiến hành “cách mạng”, đấu tranh vũ trang không chút thương tiếc máu xương dân tộc và tàn phá môi sinh nghiêm trọng (“đốt cháy hết dãy Trường Sơn”, “đào núi lấp sông”...) miễn sao mở rộng biên thùy cho khối Cộng quốc tế.

Nguồn gốc chiến tranh, thủ phạm gây nên chiến tranh với tội ác chất chồng, sự hủy diệt, đất nước điêu tàn, đổ nát, trí năng dân tộc suy giảm là do Ðảng Cộng Sản Việt Nam dưới sự cầm đầu của Hồ Chí Minh, nhân vật được Ðảng Cộng Sản Liên Sô huấn luyện từ thập niên 1920.

Hoa kỳ đi vào cuộc chiến để ngăn chận Cộng Sản chiếm Miền Nam tự do như một phần mở rộng chiến lược ngăn chận của đại cường này. Các cố vấn quân sự Mỹ bắt đầu đến Miền Nam từ năm 1950. Sự can dự của Mỹ gia tăng đầu thập niên 1960 và các đơn vị chiến đấu được triển khai vào năm 1965. Và sự liên hệ của Mỹ trong cuộc chiến lên đến đỉnh cao trong năm 1968 khi Cộng Sản Bắc Việt mở đợt tiến công khủng bố - phá hoại rộng khắp các tỉnh thành Miền Nam với mưu đồ cưỡng chiếm Miền Nam.

Dù các phe tham chiến đặt bút ký Hiệp Ðịnh Hòa Bình Paris vào tháng Giêng/1973, và một đạo luật được Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua trong tháng 6/1973 nhằm ngăn cấm Hoa Kỳ trực tiếp can thiệp quân sự thêm nữa vào cuộc chiến Việt Nam khi không có phép của Quốc Hội, nhưng chính quyền Mỹ vẫn đầu tư nhiều vào Miền Nam cho đến 1975.

Gần 3 triệu người Mỹ phục vụ tại Miền Nam Việt Nam. Giữa năm 1965 đến 1975, Hoa Kỳ chi phí 111 tỉ Mỹ Kim cho chiến tranh.

Ngày 30/4/1975, Cộng Sản Bắc Việt đã hoàn thành ý nguyện của khối Cộng Sản quốc tế khi xua bộ đội và xe tăng vào thủ đô Sài Gòn. Sự thất thủ của Miền Nam tự do là một thương đau, uất hận to lớn của dân tộc Việt Nam.

Nhưng 15 năm sau vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, khởi nguồn từ các nước Cộng Sản Ðông Âu bị Liên Sô vây hãm và xiềng xích, đã nổi dậy đòi tự do dân chủ, dẫn đến toàn khối Cộng Sản thế giới sụp đổ tan nát báo hiệu cho nền văn minh nhân loại không bị hủy diệt bởi chủ thuyết Cộng Sản vô đạo.

Một nỗi buồn không nhỏ của dân tộc Việt và một niềm vui đại thắng cho cả nhân loại trên quả đất này.

Nhà Biên Soạn: Phạm Hoàng Tùng.