Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Cộng Sản Sụp Đổ Tan Rã Vì Lòng Dân Không Theo


ĐẾ QUỐC CỘNG SẢN VĨ ĐẠI - KHẮC NGHIỆT
SUY KIỆT SỤP ĐỔ TAN RÃ
VÌ LÒNG DÂN KHÔNG THEO

                  Cách đây hai ngàn năm, đế quốc La Mã hùng mạnh nhất thế giới đã thống trị nhiều dân tộc yếu kém hơn trong suốt 400 năm sau Tây Lịch, sau đó còn kéo dài ở phía Ðông (đế quốc Ðông La Mã) cho đến năm 1453. Thời kỳ nhân loại chưa có ý thức nhân quyền rõ rệt, và ý thức tự do, dân chủ chưa phát triển nên đế quốc La Mã đã dùng bạo lực ngự trị xa xỉ, kiêu căng trên cuộc sống lầm than, khổ sở của nhiều dân tộc khác.

       Vào đầu thế kỷ 20 khi Lenin cho thành lập đế quốc Cộng Sản Liên Sô, so với nhân lực, cơ cấu tổ chức, và vũ khí thời La Mã thì đế quốc Cộng Sản Liên Sô hùng mạnh hơn với các trang bị quân sự hiện đại có tầm sát thương - tàn phá -  hủy diệt hàng loạt. Ngoài vũ khí hiện đại, tân đế quốc này còn được hỗ trợ bởi một “học thuyết” khá hoàn bị về mặt lý thuyết, dù vòng vèo-mâu thuẫn-tối nghĩa về nội dung, ngay từ lúc khởi đầu dựng đế quốc.

       Tuy nhiên đế quốc toàn-kiểm lạc hậu - đen tối - bạo trị do Lenin lập nên không kéo dài đến 100 năm.

       Sở dĩ ngày nay, các đế quốc, thực dân không thể kéo dài bạo lực thống trị và sớm tan rã - tuyệt diệt là vì nhân loại đã trưởng thành, tinh thần phản kháng mạnh dạn hơn khi trực diện với hệ thống chính trị chuyên chế, độc tài, đàn áp; và lòng khát khao tự do, dân chủ mãnh liệt nhiều hơn.

       Sự giải thể, tan rã, diệt vong của đế quốc Cộng Sản Liên Sô là khải hoàn ca trường cửu cho nền văn minh nhân loại!!!

A/ DIỄN BIẾN CƠN ÐẠI ÐỊA CHẤN CHÍNH TRỊ TỪ PHÍA CHUYÊN CHẾ LẠC HẬU LÀM HƯNG PHẤN NHÂN LOẠI QUAN TÂM ÐẾN NHÂN QUYỀN
                      
I/ TÌNH HÌNH CHUNG

Gorbachev năm 1987.
Ảnh nguồn:wiki.

                  Hậu quả sụp đổ Liên Bang Sô Viết và thành lập các quốc gia độc lập đã có dấu hiệu từ đầu năm 1985. Sau nhiều năm đeo đuổi xây dựng sức mạnh quân sự với chi phí quá tốn kém khiến ảnh hưởng đến chương trình phát triển quốc nội, và kinh tế đình trệ.

       Các nỗ lực cải cách thất bại, chiến tranh ở Afghanistan kéo dài, hao tốn, mất chính nghĩa dẫn tới nỗi bất mãn trong toàn xã hội, đặc biệt tại ba nước Baltic và Ðông Âu.

       Sự tự do xã hội và chính trị lớn hơn được lãnh đạo Sô Viết Mikhail Gorbachev đề ra đã tạo nên bầu không khí chỉ trích công khai chế độ Moscow. Việc giảm giá dầu gây nhiều chú ý trong năm 1985 và 1986, việc thiếu dự trữ ngoại tệ trong những năm sau đó để mua ngũ cốc làm ảnh hưởng sâu sắc đến hành động của giới lãnh đạo Sô Viết.

       Vài nước Cộng Hòa XHCN Sô Viết bắt đầu kháng cự lại hệ thống kiểm soát từ trung ương, và dân chủ hóa nhiều hơn dẫn đến suy yếu chính quyền trung ương. Thâm thủng cán cân thương mãi Liên Sô khiến cho kéo dài tình trạng khô cạn ngân khố nhà nước, sau cùng đưa đến phá sản. Liên Bang Sô Viết sụp đổ năm 1991 vào lúc Boris Yeltsin chiếm được quyền lực, sau khi xảy ra một cuộc đảo chính thất bại nhằm lật đổ Gorbarchev có đầu óc cải cách.
  
II/ GORBACHEV NẮM QUYỀN

       Mặc dù cải cách ở Liên Sô ngày càng trở nên mạnh hơn giữa các năm 1969 và 1987, việc thay đổi thế hệ cầm đầu tạo ra một xung lực mới cho cải tổ. Chiến tranh ở Afghanistan thường được coi “Chiến Tranh Việt Nam” của Liên Sô, dẫn đến nỗi bất bình trong công chúng đối với chế độ Moscow. Cũng vậy, tai họa nguyên tử Chernobyl{1}trong năm 1986 tạo thêm tốc độ cho cải tổ glasnostperestroika của Gorbachev, sau cùng đi ra ngoài tầm kiểm soát gây cho hệ thống Liên Sô sụp đổ.
          
       1/ Glasnost: Là sự công khai tối đa, cởi mở, và minh bạch trong hoạt động của tất cả định chế chính quyền Liên Bang Sô Viết, cùng với tự do thông tin, được Mikhail Gorbachev chủ trương thực hiện vào nửa sau thập niên 1980.

       Từ ngữ này được chuyển dịch từ chữ Nga: Гласность, và thường xuyên được Gorbachev sử dụng để chỉ rõ các chính sách ông tin có thể giảm bớt tham nhũng, hư hỏng, đồi bại trên thượng tầng Ðảng Cộng Sản Liên Sô và chính quyền Sô Viết, và điều tiết việc lạm dụng quyền cai trị trong Ủy Ban Trung Ương.

       Lyudmila Alexeyeva, người bất đồng chính kiến vừa là nhà hoạt động nhân quyền Nga giải thích glasnost: “Đã có trong ngôn ngữ Nga từ nhiều thế kỷ. Danh từ này cũng đã được sử dụng trong tự điển và sách về luật pháp. Ðây là từ ngữ thường chỉ đến một tiến trình, bất cứ tiến trình công lý của nền cai trị được hướng dẫn công khai”.

       Glasnost cũng có thể chỉ đến thời kỳ đặc biệt trong lịch sử Liên Sô trong suốt thập niên 1980 khi có ít kiểm duyệt và tự do thông tin nhiều hơn.

Con tem bưu phí Sô Viết năm 1988:
 Perestroika tiếp tục sự nghiệp Cách Mạng Tháng Mười
 (giòng chữ bên trái);
Tăng Tốc, Dân Chủ Hóa, Glasnost (giòng chữ phải).
Ảnh nguồn: wiki.
               
                  2/ Perestroika: Chữ Nga là Перестройка, bây giờ được sử dụng trong Anh Ngữ để nói đến cải cách kinh tế và chính trị được lãnh đạo Sô Viết Mikhail Gorbachev giới thiệu vào tháng 6/1987. Nghĩa đen của perestroika là “tái cấu trúc” để chỉ sự tái cấu trúc nền kinh tế Sô Viết. Perestroika thường được lập luận như một nguyên nhân làm sụp đổ lực lượng chính trị Cộng Sản ở Liên Sô và Ðông Âu, và cũng làm kết thúc Chiến Tranh Lạnh.

       Trong tháng Giêng năm 1987, Gorbachev kêu gọi từ trong đảng đến nhân dân nên thực hiện dân chủ hóa. Theo ông, dân chủ hóa có nghĩa là giới thiệu thêm nhiều ứng viên (chứ không phải đa đảng) trong các cuộc bầu cử Sô Viết (ủy ban nhân dân) và đảng bộ địa phương. Trong đường hướng này, Gorbachev hy vọng làm trẻ lại sinh lực đảng với các nhân sự tiến bộ, những người có thể thi hành chính sách cải cách do ông đề ra. 

       Một chống đối chính yếu xảy ra khi Gorbachev tìm cách hủy bỏ Ðiều 6 Hiến Pháp Liên Sô, trong đó diễn tả ưu thế của Ðảng Cộng Sản trên tất cả định chế xã hội. Ðối diện với sức ép đòi không được hủy bỏ Ðiều 6, Gorbachev cần đồng minh chống lại những người chủ trương bảo thủ trong đảng, sau cùng Gorbachev đạt được sự hủy bỏ Ðiều 6 tại phiên họp toàn thể Ủy Ban Trung Ương Ðảng tháng 2/1990.

Tranh tuyên truyền cho Perestroika
với hình Mikhail Gorbachev.
Ảnh nguồn: wiki.
     
       3/ Thay Ðổi Thế Hệ Lãnh Ðạo

       Sau nhiều năm đình trệ, “tư duy mới” của thành phần apparatchiks Cộng Sản trẻ hơn bắt đầu nổi dậy. Theo sau cái chết của Konstantin Chernenko vì già yếu, Bộ Chính Trị bầu Mikhail Gorbachev vào vị trí Tổng Bí Thư Liên Sô tháng 3/1985 đánh dấu thời kỳ nổi dậy của thế hệ lãnh đạo mới.

       Dưới thời Gorbachev, các nhà kỹ trị (giới lãnh đạo chính trị xuất thân từ ngành kỹ thuật) có khuynh hướng cải tổ, và tương đối trẻ, những người khởi đầu nghề nghiệp trong giai đoạn cực thịnh của chủ trương phế bỏ Chủ Nghĩa Stalin của Nikita Khrushchev (1953-1964), nhanh chóng cũng cố quyền lực trong Ðảng Cộng Sản Liên Sô, cung cấp xung lực mới cho việc tự do hóa kinh tế và chính trị, và tốc độ vun đắp mối quan hệ, thương mãi nồng ấm với Phương Tây. 

       Apparatchik, từ ngữ thông thường trong xã hội Nga chỉ đến một quan chức chuyên nghiệp, toàn thời của Ðảng Cộng Sản hay chính quyền Sô Viết. Ðây thường là từ ngữ chỉ trích.

       Các thành viên đảng bộ hay apparatchik thường được thuyên chuyển giữa các vùng trách nhiệm khác nhau và lại không có hay ít được huấn luyện thật sự cho lĩnh vực trách nhiệm mới của họ.

                  4/ Ðối Ngoại


       Tổng Thống Hoa Kỳ Jimmy Carter (sinh ngày 1/10/1924, Tổng Thống thứ 39 của Hoa Kỳ t 1977 đến 1981) chính thức kết thúc chính sách dịu bớt căng thẳng bằng cách trợ giúp quân sự cho Tổng Thống Pakistan Muhammad Zia-ul-Haq (1924 –1988, cũng là nhà lãnh đạo quân sự Pakistan{2}từ tháng 7/1977 tới khi ông chết vào tháng 8/1988).

       Muhammad Zia-ul-Haq lại tài trợ cho Phong Trào Mujahideen{3}chống ảnh hưởng Liên Sô ở Afganistan, đây được coi là cái cớ khiến cho Liên Sô xâm lược Afghanistan 6 tháng sau đó, với mục đích ủng hộ chính quyền Afghanistan do Ðảng Dân Chủ Nhân Dân kiểm soát.

       Căng thẳng giữa hai siêu cường gia tăng trong suốt thời gian này, khi Carter cho lịnh cấm vận thương mãi đối với Liên Sô và nói chiến tranh xâm lược của Liên Sô vào Afghanistan là “một đe dọa nghiêm trọng nhất đối với hòa bình từ sau Ðê Nhị Thế Chiến”.

       Căng thẳng Ðông – Tây gia tăng trong suốt nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng Thổng Mỹ Ronald Reagan (Ronald Wilson Reagan, 1911 – 2004, Tổng Thống thứ 40 của Hoa Kỳ (1981–1989), đạt đến mức độ chưa từng thấy từ Cuộc Khủng Hoảng Hỏa Tiễn Cuba năm 1962 khi ông Reagan gia tăng chi phí quân sự của Mỹ lên đến 7% của GDP (Gross Domestic Product/tổng sản phẩm xã hội hay tổng sản phẩm quốc dân làm ra được của một quốc gia).

       Ðể đối đầu với việc gia tăng xây dựng quân sự của Mỹ, Liên Sô tăng chi phí quân sự lên đến 27% của GDP và đóng băng sản xuất hàng dân sự ở mức năm 1980.

       Reagan cung cấp thêm cho các chiến sĩ Afghanistan loại hỏa tiễn Stinger khiến cho tốn kém chi phí đến một tỷ Mỹ Kim hàng năm, trong khi đó Liên Sô hao tốn tới 8 tỷ Mỹ Kim hàng năm cho quân sự.  
    
       Sau cùng, ông Reagan cũng ngăn cản tích cực khả năng Sô Viết bán khí đốt cho Châu Âu đồng thời làm việc tích cực để giữ giá khí đốt thấp nhằm làm cho giá dầu Liên Sô bị thấp như thế gây cho họ thiếu hụt thêm ngoại tệ.

       “Chiến lược tấn công” lâu dài này “mâu thuẫn với phòng thủ và phản ứng một cách chủ yếu của chiến lược ngăn chận” gia tốc sự sụp đổ của Liên Sô bằng việc thúc đẩy chi phí quá mức so với nền tảng kinh tế yếu kém của thể chế Cộng Sản này.

       Vào lúc Gorbachev đang dẫn đầu trong diễn trình dẫn đến tháo bỏ nền kinh tế chỉ huy cứng rắn của Liên Sô xuyên qua các chương trình như glasnost (cởi mở chính trị), uskoreniye (gia tốc phát triển kinh tế), và perestroika (tái cấu trúc kinh tế và chính trị) được thông báo năm 1986, thì kinh tế Sô Viết chịu đựng cả về lạm phát tiềm ẩn và thiếu hụt cung ứng tràn lan bị thiệt hại bởi thị trường chợ đen đã phá hủy nền kinh tế chính thức.

       Ngoài ra, những tốn kém hoang phí vô độ trong cương vị siêu cường - quân sự, chương trình không gian, trợ giúp cho các quốc gia bồi thần - nằm bên ngoài qui mô nền kinh tế Sô Viết. Làn sóng mới của kỹ nghệ hóa dựa trên kỹ thuật thông tin để lại cho Sô Viết vô vọng khi so với kỹ thuật Phương Tây và uy tín về chất lượng hàng hóa, khiến họ ở trong tình trạng tiếp tục thua kém các định chế dân chủ tự do ở Phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ. 

Hỏa tiễn Stinger hay FIM-92 Stinger
là loại hỏa tiễn đất đối không tự tìm mục tiêu
bằng tia hồng ngoại, mang xách bằng tay tiện lợi,
được phát triển tại Hoa Kỳ
và đưa vào sử dụng từ năm 1981.
Ngoài quân đội Hoa Kỳ,
Stinger đã được 29 quốc gia khác sử dụng.
Theo thống kê Stinger đã bắn hạ
270 máy bay.
Trong hình, FIM-92 Stinger đang được binh sĩ Mỹ
thực tập trên lãnh thổ của mình.
Ảnh nguồn: wiki.

III/ CẢI TỔ

       Suốt thời kỳ đầu tiên (1985-1987) trong thời gian nắm quyền của Gorbachev, ông nói về sửa đổi kế hoạch tập trung, nhưng không thực hiện bất kỳ thay đổi căn bản thật sự nào. Kế đến Gorbachev và toán cố vấn kinh tế giới thiệu thêm các cải tổ căn bản hơn được biết là perestroika.
  
       Tại khóa họp toàn thể Ủy Ban Trung Ương Ðảng Cộng Sản Liên Sô tháng 6/1987, Gorbachev trình bày các căn bản này của ông đặt nền tảng chính trị cho cải tổ kinh tế trong giai đoạn còn lại của sự hiện hữu Liên Sô.

       Vào tháng 7/1987, Sô Viết Tối Cao Liên Sô thông qua Luật Về Doanh Nghiệp Nhà Nước. Luật qui định doanh nghiệp nhà nước tự do xác định mức độ sản lượng dựa trên nhu cầu khách hàng và các đối tác kinh doanh khác. Các doanh nghiệp phải hoàn thành lịnh nhà nước nhưng có thể loại bỏ chỉ tiêu sản lượng còn lại khi thấy thích hợp. Các doanh nghiệp mua nguyên liệu từ người cung cấp với giá hợp đồng được thương lượng. Theo luật này, doanh nghiệp trở nên tự lực về tài chính, đó là phải đứng ra lo chi phí sản xuất (lương, thuế, cung cấp, và dịch vụ nợ) thông qua lợi nhuận của cơ sở họ quản trị.

       Chính quyền không còn cứu giúp những cơ sở kinh tế quốc doanh thua lỗ đối diện với tình trạng phá sản. Sau cùng luật thay đổi quyền kiểm soát trên các hoạt động doanh nghiệp từ các bộ đến tập thể công nhân được bầu chọn. Ủy Ban Kế Hoạch Nhà Nước (Gosplan) có trách nhiệm cung cấp hướng dẫn tổng quát và những ưu tiên đầu tư của quốc gia chứ không soạn thảo chi tiết các kế hoạch sản xuất.

       Luật Về Hợp Tác được ban hành trong tháng 5/1988 có lẽ cấp tiến nhất trong cải tổ kinh tế suốt thời kỳ đầu kỷ nguyên Gorbachev. Ðây là lần đầu tiên từ Chính Sách Tân Kinh Tế của Vladimir Lenin, luật cho phép sở hữu tư các công việc trong khu vực ngoại thương, chế tạo sản xuất và dịch vụ. Dưới điều khoản của luật này, nhà hàng, cửa hàng và nhà máy sản xuất hợp tác trở thành một phần trong xã hội Sô Viết vốn không coi trọng quyền tư hữu cá nhân.

       Glastnost dẫn đến tự do ngôn luận lớn hơn và báo chí ít bị kiểm soát. Có thể mục tiêu chính của Gorbachev trong quyết định thi hành chủ trương glasnost nhằm gây sức ép với phe bảo thủ, những người chống đối chính sách tái cấu trúc kinh tế của ông. Mặc dù ông cũng hy vọng các tầm mức khác nhau về cởi mở, thảo luận và tham dự, toàn thể người dân Liên Sô sẽ ủng hộ sáng kiến cải tổ của ông.
  
       Hàng ngàn tù nhân chính trị và người bất đồng chính kiến được phóng thích. Khoa học xã hội Sô Viết trở nên tự do trong việc khám phá và xuất bản nhiều chủ đề trước đây hoàn hoàn bị giới hạn, bao gồm hướng dẫn thăm dò, thu thập ý kiến công chúng. Trung Tâm Toàn Liên Bang Nghiên Cứu Ý Kiến Công Chúng (VCIOM) - định chế nổi bật nhất trong vài tổ chức thu thập ý kiến quần chúng được bắt đầu vào lúc đó - được ra mắt công chúng.

       Hồ sơ nhà nước được hé mở cho việc tìm kiếm, nghiên cứu, và một số thống kê xã hội bị giữ bí mật trước đây trở nên công khai cho công cuộc tra cứu, tìm hiểu và công bố những đề tài nhạy cảm như không cân xứng về lợi tức, tội ác, tự tử, phá thai, và hài nhi tử vong. Trung tâm đầu tiên nghiên cứu phái tính được khánh thành trong phạm vi Học Viện Kinh Tế - Xã Hội Nghiên Cứu Dân Số Con Người.

       Tháng Giêng/1987, Gorbachev kêu gọi dân chủ hóa, sự thâm nhập các yếu tố dân chủ như các cuộc bầu cử có nhiều ứng viên vào trong tiến trình chính trị Sô Viết. Một hội nghị năm 1987 được ông Leonid Abalkin triệu tập, ông là kinh tế gia Sô Viết và cũng là cố vấn cho Gorbachev, hội nghị kết luận: “Sự chuyển đổi sâu sắc việc quản trị kinh tế không thể thành hiện thực khi không có thay đổi tương ứng trong hệ thống chính trị”. 

       Leonid Abalkin hay Leonid Ivanovich Abalkin sinh năm 1930 ở Moscow, trở thành Giám Ðốc Học Viện Kinh Tế thuộc Hàn Lâm Viện Khoa Học Sô Viết với trách nhiệm đặc biệt về kinh tế. Sau này ông cũng làm cố vấn cho Tổng Thống Yeltsin. Dưới thời Gorbachev, ông là một trong những nhân vật chủ trương cải cách kinh tế nhanh chóng. Năm 1998 ông là thành viên Nhóm Khủng Hoảng Kinh Tế. Hầu hết các tác phẩm xuất bản của ông ưu tư đến các vấn đề lý thuyết kinh tế chính trị XHCN.

       Vào tháng 6/1988 tại Ðại Hội Ðảng XIX Ðảng Cộng Sản Liên Sô, Gorbachev đề ra những cải tổ triệt để, điều này có nghĩa giảm bớt quyền kiểm soát của đảng đối với bộ máy chính quyền. Trong tháng 12/1988, Sô Viết Tối Cao chấp thuận thành lập cơ quan Các Ðại Biểu Quốc Hội Nhân Dân, theo đó các tu chính hiến pháp được xác định như cơ quan lập pháp mới của Liên Bang Sô Viết.
 
       Các cuộc bầu cử vào quốc hội được tổ chức khắp Liên Sô trong tháng 3 và 4/1989. Gorbachev với chức vụ Tổng Bí Thư Ðảng Cộng Sản có thể bị thúc ép từ nhiệm bất cứ lúc nào nếu thành phần có ảnh hưởng trong đảng không thỏa mãn với ông. Ðể xúc tiến cải tổ bị đa số trong đảng phản đối, Gorbachev muốn củng cố quyền lực trong vị trí mới, Tổng Thống Liên Bang Sô Viết, độc lập với Ðảng Cộng Sản và các hội đồng Sô Viết và kẻ giữ vai trò này chỉ có thể bị luận tội trong trường hợp vi phạm luật trực tiếp.

       Ngày 15/3/1990, Gorbachev được bầu vào chức vụ Tổng Thống đầu tiên. Cùng lúc đó hiến pháp thay đổi để tước bỏ quyền lực chính trị của Ðảng Cộng Sản Liên Sô.   
     
B/ NHỮNG HẬU QUẢ NGOÀI TIÊN LIỆU

       Những cố gắng của Gorbachev để sắp xếp hợp lý hóa hệ thống Cộng Sản đưa ra những hứa hẹn, nhưng sau cùng chứng tỏ không thể kiểm soát được và đưa đến hậu quả với hàng loạt biến cố làm cho Liên Sô sau cùng bị giải thể. Những ý định khởi đầu như các công cụ chống đỡ nền kinh tế Sô Viết, các chính sách perestroika và glasnost chẳng mấy chốc dẫn đến hậu quả không chủ tâm.  

       Sự nới lỏng dưới chính sách glasnost dẫn tới hậu quả Ðảng Cộng Sản mất đi quyền siết chặt phương tiện truyền thông. Trước nhiều lúng túng của chính quyền, giới truyền thông bắt đầu phơi bày các vấn đề xã hội, kinh tế nghiêm trọng mà chính quyền Sô Viết từ lâu phủ nhận và tích cực che giấu.

       Các vấn đề được phơi bày ra làm gia tăng chú ý như tình trạng nhà ở nghèo nàn, tình trạng nghiện rượu, lạm dụng ma túy, ô nhiễm, các nhà máy quá cũ thời Stalin còn lại, và tình trạng tham nhũng từ nhỏ đến trầm trọng, tất cả bê bối này bị truyền thông chính thức (của đảng lãnh đạo) lãng quên.

       Những tường thuật của truyền thông cởi mở cũng phơi bày tội ác dưới thời Stalin và chế độ Sô Viết như Gulag, hiệp ước giữa Stalin và Adolf Hitler, Ðại Thanh Trừng. Thêm nữa cuộc chiến đang diễn ra tại Afghanistan, việc xử lý sai lầm vụ nổ lò nguyên tử Chernobyl năm 1986 mà Gorbachev cố gắng che khuất, làm tổn hại thêm uy tín của chính quyền Sô Viết vào lúc lòng bất mãn của nhân dân lên cao.    

       Trong tất cả, cái nhìn rất tích cực về đời sống Sô Viết được giới truyền thông nhà nước từ lâu trình bày đến công luận đã bị tháo bỏ nhanh chóng, và các khía cạnh tiêu cực trong cuộc sống ở Liên Sô bị đem ra ánh sáng. Ðiều này phá sụp niềm tin công chúng đối với hệ thống Sô Viết và xói mòn cơ sở quyền lực xã hội của Ðảng Cộng Sản, đe dọa nền tảng và sự thống nhất của chính Liên Bang Sô Viết.

       Ngày 30/4/1975, Miền Nam Việt Nam bị Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm một cách vi hiến. Đây là nỗi buồn đau uất hận không nguôi của dân Việt!!!

       15 năm sau, hệ thống chính trị Cộng Sản độc tài độc chuyên trên thế giới bị sụp đổ tan rã. Đây là niềm vui đại thắng của nền văn minh nhân loại!!!
  
       {1}Tai họa nguyên tử Chernobyl:Đầu tháng 4/1986, Chernobyl (chữ Ukraine viết: Chornobyl) là một thành phố ít ai biết đến nằm trên sông Pripiat ở Trung - Bắc Ukraine. Hầu như tình cờ tên Chernobyl có liên hệ với nhà máy năng lượng nguyên tử V.I. Lenin nằm ở thượng nguồn cách đó khoảng 25 km.
       
       Ngày 26/4, sự vô danh của thành phố tan biến mãi mãi khi trong một cuộc thử nghiệm vào lúc 1 giờ 21 phút sáng, lò phản ứng số 4 phát nổ và thải ra số lượng phóng xạ nhiều gấp 30 đến 40 lần của những trái bom nguyên tử do Hoa Kỳ thả xuống Hiroshima và Nagasaki ở Nhật vào năm 1945.
      
       Thế giới đầu tiên biết đến tai họa nguyên tử tệ hại nhất trong lịch sử nhân loại từ Thụy Điển nơi mà mức phóng xạ không bình thường được ghi nhận tại một trong các cơ sở nguyên tử của quốc gia này. Được xếp vào loại tai họa cực lớn trong ngành kỹ nghệ. Không ai tiên đoán được số lượng chính xác nạn nhân sau cùng là bao nhiêu.

       31 người bị chết liền ngay tại chỗ. Hàng trăm ngàn người Ukraine, Nga, và Belarus phải rời khỏi tất cả những thành phố và khu dân cư trong phạm vi một vùng đất 30 km đang bị nhiễm độc nặng. Có nhiều ước lượng khác nhau, nhưng phần chắc có khoảng 3 triệu người, trong đó hơn 2 triệu người Belarus, hãy còn sống trong khu vực bị nhiễm phóng xạ. Trong thành phố Chernobyl vẫn còn có 10.000 dân cư sống.

       Hàng tỷ đồng rubbles đã được chi ra, và hãy còn thêm nhiều tỷ khác được cần đến để di dời các cộng đồng dân cư cũng như biện pháp khử độc trên vùng đất nông nghiệp phì nhiêu.

       Chernobyl trở thành một trường hợp ghi nhớ không những chỉ kinh hoàng về tình trạng không kiểm soát được năng lượng hạt nhân nhưng cũng còn biểu hiện cho cách làm việc bí mật và lừa dối, không kể đến an toàn của công nhân và gia đình họ, cũng như bất lực để thực hiện các dịch vụ căn bản như chăm sóc y tế, chuyên chở, đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp.

       Vụ nổ lò nguyên tử Chernobyl đã làm lệch đi chương trình năng lượng hạt nhân nhiều tham vọng của Liên Sô.

       {2}Pakistan(tên cũ là Hồi Quốc): Quốc gia nằm trong tiểu lục địa Ấn Độ, dân số năm 1991 có 115.588.000 người, thủ đô là Islamabad. Pakistan được thành lập năm 1947 trong tình trạng một đất nước bị phân chia theo sau sự kiện đế quốc Anh rút khỏi thuộc địa Ấn Độ.

       Đầu tiên Pakistan có hai lãnh thổ riêng biệt ở Đông và Tây Ấn Độ có tên gọi Tây Hồi và Đông Hồi, trong đó đa số theo Hồi Giáo. Cuộc nội chiến xảy ra khi Đông Hồi tuyên bố đòi tự trị với sự can thiệp của Ấn tháng 12 năm 1971 khiến cho ra đời nhà nước Bangladesh độc lập năm 1972. Pakistan có lịch sử lâu dài dưới sự cai trị của các tướng lãnh và vùng đất Kasmir tranh chấp với Ấn chưa được giải quyết.

       {3}Phong Trào Mujahideen: Một mujahid (nghĩa đen từ chữ Ả Rập: người tranh đấu) là người chiến đấu cho tự do. Số nhiều của mujahid là mujahideen.

       Phong Trào Mujahideen nổi tiếng nhất là nhiều nhóm đối lập liên hệ gần gũi với người Afghanistan đầu tiên nổi lên chống chính quyền Afghanisstan thiên Cộng được Liên Sô ủng hộ vào cuối thập niên 1970. Sau đó khi Liên Sô can thiệp sâu vào nội tình Afghanistan, Mujahideen tổ chức cuộc kháng chiến trường kỳ chống quân Liên Sô xâm lược. 

Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Tài liệu tham khảo và dữ kiện được trích dẫn từ: