Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Bộ Đội Cộng Sản Giết Hơn Hai Triệu Người Ở Đông Đức


TỘI ÁC CHIẾN TRANH
CỦA HỒNG QUÂN LIÊN SÔ
TRONG THẾ CHIẾN II:
XÂM CHIẾM - CƯỚP CỦA - HÃM HIẾP –
ĐÀN ÁP - THẢM SÁT
CÁC DÂN TỘC LÁNG GIỀNG

TỘI ÁC CỦA BỘ ĐỘI CỘNG SẢN
GIẾT NGƯỜI CƯỚP CỦA
THẢM SÁT TÀN PHÁ

PHẦN BA

Hơn Hai Triệu Người Ở Các Tỉnh Đông Đức
Bị Bộ Đội Liên Sô Thảm Sát


Thi hài hai phụ nữ và ba trẻ em Đức
bị bộ đội Cộng Sản Liên Sô giết chết
Metgethen – Đức thời gian 1940-1945.
 Bức hình này của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ
 lưu trữ và đưa lên mạng.
Ảnh nguồn: Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ


       Tại Ðức Trong Thời Gian Năm 1945

       Theo Sử Gia Norman Naimark, sự tuyên truyền của báo chí Hồng Quân và các chỉ thị của tư lịnh bộ đội Sô Viết cũng chịu trách nhiệm cho hành động quá tay của Hồng Quân.

       Norman Naimark* còn là một tác giả được hoan nghênh, ông bỏ nhiều năm trời nghiên cứu và viết lịch sử Ðông Âu hiện đại với chủ đề Diệt Chủng và Thanh Lọc Sắc Tộc.       

       Nội dung tổng quát những bản văn tuyên truyền của Cộng Sản nói rằng bộ đội Liên Sô đến Ðức như một sự báo thù và xét xử trừng phạt người Ðức. Nhà Văn Ilya Ehrenburg người Nga gốc Do Thái viết vào ngày 31/1/1945: Người Ðức bị trừng phạt ở Oppeln, Königsberg, và tại Wrocław. Họ bị trừng phạt nhưng chưa đủ. Một số bị trừng phạt nhưng còn nhiều người chưa bị.

       Ngoài ra lời kêu gọi của các chỉ huy quân sự còn đốc thúc thêm hành động của bộ đội. Ngày 12/1/1945, Tướng Cherniakhovsky viết cho quân dưới quyền ông những giòng chữ sau: Không có lòng nhân từ cho bất cứ ai vì họ đã không nhân từ với chúng ta... Ðất của bọn phát xít phải trở thành sa mạc...

       Về phía Ðức, bất cứ cuộc di tản có tổ chức bị chính quyền Quốc Xã ngăn cấm để thúc đẩy tinh thần chiến đấu của quân đội, bây giờ là lần đầu tiên bảo vệ “tổ quốc”, ngay cả khi Hồng Quân đi vào đất Ðức trong những tháng sau cùng của năm 1944.

       Tuy nhiên người dân Ðức biết rõ phương pháp Hồng Quân chỉ đạo chiến tranh chống lại thường dân qua những câu chuyn của bạn hữu hay thân nhân họ từng phục vụ tại Mặt Trận Miền Ðông và rất sợ hãi bộ đội.

       Cũng vậy, cách thức tuyên truyền của Quốc Xã Ðức nhằm làm kiên định tinh thần kháng cự bằng cách diễn tả sự tàn bạo khủng khiếp và vẽ ra chi tiết các tội ác của Hồng Quân như Cuộc Thảm Sát Nemmersdorf khiến tạo nên hoang mang sợ hãi trong dân chúng.

       Như là một hậu quả và có thể xảy ra bất cứ khi nào, khi các giới chức Quốc Xã bỏ chạy, thường dân bắt đầu bỏ trốn về hướng Tây vào giờ phút cuối với tất cả khả năng riêng của họ.

       Mặc dù phải bỏ chạy trốn xa khỏi lực lượng Hồng Quân đang tiến tới, thế nhưng hơn hai triệu người ở các tỉnh Ðông Ðức (Ðông Phổ, Silesia, Pomerania) vẫn bị chết dưới tay bộ đội Cộng Sản Liên Sô. Trong đó, một số bị lạnh và đói nên chịu chết, một số bị giết trong cơn Thanh Lọc Sắc Tộc sau chiến tranh, hay họ bị bắn chết giữa lúc chiến sự nổ ra. Tuy nhiên thiệt hại nhân mạng chính yếu xảy ra lúc đoàn người Đức tỵ nạn bị các đơn vị bộ đội bắt được.

       Họ bị xe tank Cộng Sản cán lên thân người, bị ăn cướp, bị bắn, bị ám sát, và phụ nữ cùng các cô gái trẻ bị cưỡng hiếp sau đó bị bỏ mặc cho chết. Ngoài ra chiến đấu cơ Sô Viết tiến sâu nhiều cây số phía sau tiền tuyến để bỏ bom và tấn công đoàn người tỵ nạn. 

Những người dân vô tội
bị cơ quan an ninh NKVD/Liên Sô
 thảm sát tại Lvov (Tây Ukraine) tháng 6/1941.
Ảnh nguồn: wiki.
 
       Cạnh đó người dân nào không bỏ chạy cũng chịu gánh nặng do luật lệ chiếm đóng của bộ đội Cộng Sản Liên Sô như: ám sát, cưỡng hiếp, cướp của, và trục đuổi. Thí dụ như thành phố Königsberg ở Ðông Phổ, vào tháng 8/1945, ước lượng hãy còn có 100.000 ngàn cư dân trong thành phố khi bộ đội “giải phóng” (nô lệ hóa) nơi đây. Vào lúc người Ðức sau cùng bị trục đuổi khỏi Königsberg trong năm 1948, chỉ còn khoảng 20.000 người sống sót.

       Sự hung hăng phá phách của Hồng Quân tại Ðức tiếp tục trong suốt thời kỳ chiếm đóng phần còn lại ở Ðông Ðức và thường dẫn đến biến cố như tại Demnin, một thành phố nhỏ bị Hồng Quân chinh phục vào mùa Xuân năm 1945.

       Mặc dù thành phố Demnin đầu hàng Hồng Quân hoàn toàn và vô điều kiện, không có trận chiến nào xảy ra trước đó ở trong hay ngoài thành phố, gần 900 người tự tử khi các tư lịnh Hồng Quân tuyên bố bỏ ngỏ thành phố 3 ngày cho quân lính dưới quyền mặc tình cướp phá.
       
       Dù cho các cuộc hành hình tập thể thường dân do bộ đội ra tay không được báo cáo trên căn bản chính thức, đã có một sự kiện được biết tại Treuenbrietzen, nơi có ít nhất 88 người đàn ông bị bao vây và bắn chết ngày 1/5/1945.

       Tội ác này xảy ra sau một buổi lễ mừng chiến thắng của bộ đội Cộng Sản Sô Viết, tại Treuenbrietzen nhiều cô gái bị hãm hiếp và một trung tá bộ đội bị kẻ lạ mặt bắn chết. Sau đó, Một số nguồn tin trích dẫn có trên 1.000 người bị hành quyết trong biến cố này.
      
       * Norman Naimark là thành viên cao cấp ở Viện Hoover, giáo sư phân bộ lịch sử Ðại Học Stanford. Ông nhận tất cả văn bằng tại Stanford. Norman Naimark dạy tại Ðại Học Boston và là thành viên Trung Tâm Nghiên Cứu Nga thuộc Ðại Học Harvard (Hoa Kỳ) trước khi trở lại Stanford như một thành viên phân bộ lịch sử.  

       Norman Naimark cũng có chân trong ban biên tập của một số tạp chí chuyên đề như:
       Tạp Chí Lịch Sử Hoa Kỳ
       Tạp Chí Lịch Sử Ðương Ðại
       Tạp Chí Nghiên Cứu Chiến Tranh Lạnh.

       Ông được nhà nước Ðức tặng thưởng huân chương.

       Norman Naimark nổi tiếng trong công chúng vì tác phẩm nghiên cứu “Người Nga Tại Ðức” được Harvard xuất bản năm 1995.

     
Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và các dữ kiện được trích dẫn từ:

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

NKVD Liên Sô Giống Einsatzgruppen Của Quốc Xã Ðức


TỘI ÁC CHIẾN TRANH
CỦA HỒNG QUÂN LIÊN SÔ
TRONG THẾ CHIẾN II:
XÂM CHIẾM - CƯỚP CỦA - HÃM HIẾP –
ĐÀN ÁP - THẢM SÁT
CÁC DÂN TỘC LÁNG GIỀNG

TỘI ÁC CỦA BỘ ĐỘI CỘNG SẢN
GIẾT NGƯỜI CƯỚP CỦA
THẢM SÁT TÀN PHÁ

PHẦN HAI

Các đơn vị an ninh NKVD của Cộng Sản Liên Sô
không khác gì
cơ quan Einsatzgruppen của Quốc Xã Ðức


Cảnh giết người Do Thái
tại IvangorodUkraine năm 1942,
 một người đàn bà
đang cố dùng thân che con mình
ngay trước khi tên lính Ðức nổ súng
 trong tầm bắn rất gần.
Ảnh nguồn: wiki.

       Sử Gia Tomasz Strzembosz người Ba Lan đã ghi nhận rằng có sự giống nhau giữa Einsatzgruppen của Quốc Xã Ðức với các đơn vị an ninh NKVD của Cộng Sản Liên Sô.

       Tomasz Strzembosz (11/9/1930 – 16/10/2004) chuyên nghiên cứu về lịch sử Ba Lan trong Ðệ Nhị Thế Chiến. Ông là giáo sư Ðại Học Catholic John Paul II ở Lublin từ năm 1991, và tại Viện Nghiên Cứu Chính Trị thuộc Hàn Lâm Viện Khoa Học Ba Lan ở Warsaw.

       Ông là dân thủ đô Warsaw, tham gia hoạt động trong Phong Trào Công Ðoàn Ðoàn Kết chống Cộng Sản. Từ năm 1989 đến 1993, làm Chủ Tịch Hội Hướng Ðạo Ba Lan.  
     
       Chúng ta cũng nên tìm hiểu qua về tổ chức và phương pháp thi hành tội ác của đơn vị Einsatzgruppen để biết được tội ác của Cộng Sản Liên Sô.

Khu vực hoạt động của các đơn vị Einsatzgruppe
Einsatzgruppe A    hoạt động tại các nước Baltic
Einsatzgruppe B    hoạt động tại Belarus
Einsatzgruppe C    hoạt động tại Bắc và Trung Ukraine
Einsatzgruppe D    hoạt động tại Bessarabia, Nam Ukraine, CrimeaCaucasus
Einsatzgruppe {?} hoạt động tại Anh
Einsatzgruppe {?} hoạt động tại Trung Ðông (đây chỉ là kế hoạch chưa tiến hành thì Quốc Xã Ðức bị tiêu diệt.
       
       Einsatzgruppen (chữ Ðức có nghĩa: các đơn vị đặc biệt), đây là các nhóm lính nhảy dù SS tham dự vào các hoạt động sát hại thường dân có hệ thống trong khắp vùng Ðức chiếm đóng tại Ðông Âu thời Ðệ Nhị Thế Chiến.   
    
       Einsatzgruppen thường đi theo ngay sau các lực lượng vũ trang Ðức, tiến vào các thành phố, thị trấn nơi có số lượng đông người Do Thái sinh sống. Một khi họ đi vào thành phố liền đề ra lịnh yêu cầu người Do Thái và người Cộng Sản không phải là Do Thái tập họp lại để bị trục xuất đuổi ra khỏi thành phố. Những ai không tuân lịnh liền bị truy tầm.
   
Loại xe tải chứa hơi độc của Quốc Xã Ðức
để giết người ở Trại Diệt Chủng Chelmno.
Ảnh nguồn: wiki.

       Các đơn vị Einsatzkommando của Einsatzgruppen (không lầm lẫn với những kẻ đào mồ người Do Thái trong các trại) được gởi theo các đơn vị quân sự tiền trạm để điều phối viêc hành quyết, tập trung lòng thù địch, và để tuyển mộ các phụ tá tại địa phương gọi là Mannschaft, gồm các cựu tù của Lithuania ("Junaks") hay các cảnh sát viên Ukraine (Gendarmes), kế đến Einsatzkommando ra tay hành hình người Do Thái và Cộng Sản. 

       Việc giết người theo vài phương pháp và kiểu mẫu như sau:

       Trong các khu đô thị tại Ðông Âu bị Ðức chinh phục, nhiều người Do Thái bị giết ở các địa điểm gần đó như trong khu rừng hay bên trong dinh thự.

       Những người Do Thái còn lại sẽ bị giam ở các Khu Do Thái hay Ghettos. Tỷ lệ chết do bịnh tật, thiếu dinh dưỡng thì cao. Những nhóm người ở Ghettos thỉnh thoảng bị mang đi bắn bỏ hay bị trục xuất tới các Trại Diệt Chủng.

       Tiêu biểu cho trường hợp này là tại thành phố Kaunas của Lithuania, người Do Thái nơi đây bị tập trung vào Ghettos và bị chuyển đi hàng ngàn người một lần, bị thảm sát trong đồn lính số 7 và 9 của Kaunas.      

       Trong các vùng nông thôn hay tại mặt trận, người Do Thái nhanh chóng bị giết ở các khu rừng gần đó và các nấm mồ tập thể thường được chính nạn nhân đào trước theo lịnh lính Ðức. Kiểu mẫu cho việc hành hình này là tại thị trấn Dovno của Ukraine.

       Trong các thành phố lớn chính yếu nơi đang xảy ra chiến trận, Quốc Xã Ðức cho thành lập các ủy ban nhỏ tại địa phương gồm 8 đến 12 người Do Thái quan trọng được biết là Judenrat. Ủy ban này được yêu cầu triệu tập dân Do Thái địa phương để thực hiện công tác “việc di dời”.

       Kế đến người Do Thái bao gồm cả các đại biểu Judenrat bị dẫn đi tới các mương được chuẩn bị trước đó hay những hầm hố thiên nhiên để phải chịu xử bắn. Tiêu biểu cho các vụ thảm sát này là tại Babi và Ponary.
      
       Việc hành quyết bằng súng cầm tay có lúc bị thay thế bằng xe vận tải chứa hơi độc. Loại xe tải có chứa hơi độc được các đơn vị Einsatzgruppe D và Einsatzkommando Kulmhof sử dụng trong Trại Tử Thần Chelmno là một trường hợp tiêu biểu.

       Ở các thị trấn nhỏ, người Do Thái bị nhốt trong các dinh thự bỏ phế, rồi bị đốt cháy hay cho nổ tung dinh thự, dù điều này hơi hiếm xảy ra.
       
       Tại các chỗ xử bắn, sau khi nạn nhân bị bắn vào đầu, các hung thủ lột lấy quần áo nạn nhân hay tư trang trong mình, và đôi khi nạn nhân bị bắt cởi bỏ y phục trước khi bị xử bắn.

       Khi đã chết, nạn nhân được chôn cất với vài xẻng đất hay xe xúc đất. Một số nạn nhân bị thương nhưng không chết đã cố leo lên hố chôn người và kể lại các câu chuyện thảm sát.

       Tội ác của Quốc Xã Đức gây ra cho nhân loại trong Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945) không khác gì tội ác của Cộng Sản độc tài chuyên chế gây nên cho con người từ tháng 10 năm 1917 cho tới tận ngày nay.  
        
Một cuộc xử bắn người Ba Lan tại Leszno,
 tháng 10/1939 do Einsatzgruppe ra tay.
Ảnh nguồn: wiki.


Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và các dữ kiện được trích dẫn từ:

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

Bộ Đội Cộng Sản Ðồng Lõa Với NKVD Ðể Giết Người


TỘI ÁC CHIẾN TRANH
CỦA HỒNG QUÂN LIÊN SÔ
TRONG THẾ CHIẾN II:
XÂM CHIẾM - CƯỚP CỦA - HÃM HIẾP –
ĐÀN ÁP - THẢM SÁT
CÁC DÂN TỘC LÁNG GIỀNG

TỘI ÁC CỦA BỘ ĐỘI CỘNG SẢN
GIẾT NGƯỜI CƯỚP CỦA
THẢM SÁT TÀN PHÁ

PHẦN MỘT

Bộ Đội Cộng Sản Ðồng Lõa Với NKVD Ðể Giết Người


Các công dân Phần Lan
bị bộ đội Cộng Sản Liên Sô giết
tại Seitajärvi, Phần Lan năm 1942.
Ảnh nguồn: wiki.

      Cơ Quan An Ninh Sô Viết NKVD khét tiếng là một lực lượng kềm kẹp, khủng bố, sát hại dân thường chỉ để gìn giữ và củng cố quyền uy tuyệt đối của Ðảng Cộng Sản Liên Sô. Cũng nên ghi nhận và ghi nhớ rằng bộ máy công an “nhân dân” của các Ðảng Cộng Sản chư hầu coi NKVD là mẫu mực để hoạt động hướng theo.

      Chức năng chính của NKVD là bảo vệ an ninh nhà nước Liên Sô, và đã hoàn thành sự đàn áp chính trị trên bình diện rộng lớn chống lại “kẻ thù giai cấp”. Và Hồng Quân lại thường dành sự ủng hộ cho NKVD trong nhiệm vụ thi hành đàn áp chính trị.

      Như là một lực lượng an ninh nội bộ và canh gác Nhà Tù Gulag thuộc NKVD, Ðạo Quân Nội Bộ giữ vai trò đàn áp chính trị cũng như thi hành tội ác chiến tranh vào giai đoạn thù địch quân sự xảy ra trên khắp lãnh thổ Sô Viết.

      Ðặc biệt họ chịu trách nhiệm trong việc duy trì Gulag, và hướng dẫn những cuộc trục xuất tập thể cũng như cưỡng bức tái định cư vài nhóm sắc tộc mà chế độ Sô Viết suy đoán là thù địch trong chính sách của họ, và có thể hợp tác với kẻ thù (như các dân tộc Chechen, Crimean Tatar,  hay Triều Tiên).  

      Trong suốt Ðệ Nhị Thế Chiến, hàng loạt cuộc hành hình tập thể do NKVD ra tay đối với tù nhân ở Ðông Âu, chính yếu là Ba Lan, ba nước Baltic, Romania, Ukraine, cũng như ở những nơi khác trên đất Liên Sô khi Hồng Quân rút lui trước sức tấn công của Ðức. Tổng số người bị giết lên đến 100.000 người.

      Có nhiều tội ác chiến tranh do bộ đội Cộng Sản Liên Sô ra tay, đặc biệt đối với các phi công Ðức bị bắt trong giai đoạn đầu chiến cuộc, và kế đến rải rác trong suốt cuộc chiến do việc không quân Ðức ném bom không phân biệt nơi quân đội đóng hay dân ở gây nên số người chết rất cao.
       
      Ðạo Quân Nội Bộ của cơ quan an ninh NKVD đã cùng với Hồng Quân “sát vai chiến đấu”, và những đơn vị NKVD thường phụ trách công tác an ninh hậu tuyến, bao gồm thi hành nhiệm vụ ngăn chận không cho bộ đội Liên Sô rút lui, NKVD muốn bộ đội không bỏ chạy dù phải chết trước sức tấn công của Đức.

      Trong lãnh thổ được “giải phóng” hay chiếm đóng, NKVD thực hiện việc bắt giữ hàng loạt, trục đuổi, và hành quyết. Mục tiêu gồm những kẻ hợp tác với Ðức và thành viên các phong trào kháng chiến không Cộng Sản như UPA ở Ukraine, "Forest Brethren" ở Lithuania, và Armia Krajowa ở Ba Lan.

BẮN GIẾT THƯỜNG DÂN

Trong Thời Gian Xảy Ra
Chiến Tranh Mùa Ðông Tại Phần Lan

      Chiến Tranh Mùa Ðông cũng còn được biết là Chiến Tranh Sô Viết - Phần Lan bùng nổ khi Liên Sô tấn công Phần Lan ngày 30/11/1939. Trong các bức hình tháng 11/2006 do chính quyền Phần Lan công bố chứng tỏ thói ăn thịt đồng loại và các tội ác do các đơn vị Hồng Quân và dân quân hướng dẫn những cuộc đột kích ngang qua biên giới nhắm vào công dân Phần Lan.

      Các bức hình bao gồm cảnh tượng các phụ nữ và trẻ em Phần Lan bị Liên Sô thảm sát. Những bức hình này được giữ bí mật quá lâu để không gây rắc rối trong mối quan hệ với láng giềng lớn mạnh ở phía Ðông Phần Lan là Liên Sô.

      Thời Gian 1939–1942

      Hồng Quân, trong hành động tương ứng nhịp nhàng với Nghị Ðịnh Thư Bí Mật của Hiệp Ước Molotov – Ribbentrop và 16 ngày sau khi Ðức xâm lăng Ba Lan, đã xâm lược và chiếm đóng phía Ðông Ba Lan, và sau đó, như thỏa thuận với chế độ Quốc Xã, chiếm đóng luôn ba nước Baltic và các phần của Ukraine và Bessarabia.

      Chính sách của Cộng Sản Sô Viết tại tất cả những lãnh thổ mới chiếm đóng là tàn bạo, chứng tỏ có yếu tố mạnh mẽ của sự “thanh lọc sắc tộc”. Lực lượng đặc nhiệm NKVD theo chân Hồng Quân đã làm sạch “các phần tử thù địch với Sô Viết” trong những vùng đất mới chinh phục được. 

      Nhiều người cố gắng vượt thoát khỏi bàn tay của NKVD, những ai không trốn thoát được thì hầu như bị Hồng Quân giam giữ và sau đó bị trục xuất đến Siberia hay tan biến trong Gulag âm u, rùng rợn.
     

Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và các dữ kiện được trích dẫn từ:

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Mang Lenin Đi Triển Lãm Khắp Thế Giới

CỘNG SẢN ĐỀN TỘI ÁC

BIỂU TƯỢNG THIÊN TỬ ĐỘC QUYỀN ĐỘC TÔN
TRONG CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TẬP QUYỀN XƯA CỔ
TƯỢNG ĐÀI LENIN BỊ NGƯỜI DÂN KHẮP NƠI
ĐÁNH NGÃ - GIỰT SẬP - LẬT NHÀO - ĐẬP BỂ NÁT &
LĂNG HOÀNG ĐẾ HAY NẤM MỒ NGƯỜI “VÔ SẢN”?
SỐ PHẬN XÁC ƯỚP CÙNG LĂNG LENIN

PHẦN CUỐI


Lăng Lenin.


LENIN: CHÔN HAY KHÔNG CHÔN ?

       Lindsay đưa lên mạng ngày 5/10/2005

       Đối với chính tôi (Lindsay), Liên Bang Sô Viết Cộng Sản đã tàn phai, chết gục. Nhưng không phải vì thế mà không cần thực hiện việc chôn cất các biểu tượng của quá khứ.

       Nước Nga đã không đi nhanh trong khía cạnh này - các du khách đến quốc gia này có thể hãy còn lúng túng với quá nhiều tượng đài Lenin, chiêm ngưỡng những hình ảnh búa liềm được trang trí trong tàu điện ngầm Moscow, hay làm tốt nhất để tránh cái nhìn soi mói, khó ưa của những lính Nhảy Dù chưng diện huy hiệu Sô Viết trên cái mũ nồi của họ.

       Thật ra thi hài Lenin còn đặt ở nơi vinh dự thì không có gì để ngạc nhiên. Về mặt khác, xác ướp giống như hình nhân bằng sáp này có thời từng giữ một phần rất quan trọng trong lịch sử Nga.

       Sau tất cả, ở đây là một người lãnh đạo cuộc cách mạng đã đào hào đắp lũy trong nhà nước Sô Viết trên 70 năm. Vì thế có lẽ từ quan điểm lịch sử, người ta có thể lập luận để cho ông nằm tại Quảng Trường Đỏ.

       Cá nhân tôi (Lindsay) như một sinh viên học về lịch sử và chính trị Nga, tôi chờ đợi rất nhiều khi viếng thăm lăng Lenin trong chuyến đi Moscow lần thứ nhất hồi năm 2002. Trong chuyến viếng lăng đầu tiên này dường như bất thường khi đi đến đó mà không coi kiến trúc bằng đá cẩm thạch màu đỏ và đen bên cạnh bức tường Kremlin.

       Nếu họ di dời xác Lenin, họ cũng sẽ phải di dời hay phá hủy cái lăng này ? Chắc chắn rằng vì các mục đích lịch sử, cấu trúc này sẽ được gìn giữ dù đặt ở vị trí cũ hay đưa đến một viện bảo tàng.


Giai đoạn cuối ở
mỗi định kỳ bảo quản xác ướp.

       Trước khi vào lăng ngó cái hòm kiếng có chứa xác ướp Lenin, bạn sẽ bị lính canh khám xét các máy chụp hình - tại sao họ không để du khách chụp hình ? Tại Đại Giáo Đường của Thánh Peter ở Vatican, bạn được phép chụp hình các thi hài Giáo Hoàng được gìn giữ.

       Thêm một điều nữa, theo truyền thống Nga, du khách phải trả vài đồng ruble cho một tấm hình được phép chụp. Lính bảo vệ lăng thường mặc những bộ đồ quân sự không tươm tất và gương mặt họ thì hay nghiêm nghị, cần cho họ những bộ đồ mới để trông dễ coi hơn.

       Lần cuối tôi thấy lăng Lenin, có lẽ là lần thứ ba vào năm 2003, một lính canh lăng đến bảo bạn tôi, Luke, lấy tay ra khỏi túi quần vì điều đó vô lễ; Và không được ngừng lại, không được nói chuyện, chỉ di chuyển khi vào lăng để bộ máy an ninh canh chừng lăng dễ kiểm soát du khách.

       Theo tôi, không có nhu cầu cho việc đó. Chúng ta có thể quan sát các hòm kiếng đựng xác ướp của nhiều vị Giáo Hoàng và các Hoàng Đế Ai Cập mà không bị gặp khó khăn với các nhân viên an ninh trong lăng quá nhiệt tình (với đảng, với cách mạng)!!!???


Khi làm vệ sinh xong, xác ướp Lenin
lại được đặt vào lồng kiến.

       Tại sao không biến lăng Lenin thành địa điểm thu hút du khách ? Và có nên để cho du khách viếng thăm các phần khác trong lăng ? Nếu điều đó xảy ra, tôi chắc chắn sẽ trèo lên nóc đứng trên bao lơn vẫy tay để được chụp một tấm hình.

       Bằng cách thay đổi môi trường lăng từ một khu vực đi xem đáng tôn kính thành viện bảo tàng trình bày các vật thể cho công chúng quan sát, thưởng thức, bạn không còn phải tỏ thái độ tôn sùng một nhà chuyên chế, nhưng hơn nữa quan sát Lenin như những gì mà ngày nay là hiện thực: sự thu hút khách du lịch bịnh hoạn.   

       Một lần sau khi thăm lăng Lenin, bạn tôi và tôi kết luận rằng, nước Nga nên gởi Lenin đi một vòng thế giới. Chính quyền Nga từng gởi các tác phẩm nghệ thuật đến cuộc triển lãm tại New York và gởi các bảo vật của dòng họ Romanov đến các viện bảo tàng khắp nước Mỹ, vì vậy sao không làm điều đó với xác ướp Lenin ?

       Những người có chú ý đến lịch sử Nga chắn chắc sẽ bỏ ra 10 Mỹ Kim để đến coi cái xác ướp. Như thế phải rẻ hơn đi Moscow hay không ? Và không cần thiết để nói, gởi xác ướp Lenin cho chuyến đi đến các cường quốc Tư Bản được nhiều lợi nhuận sẽ là hành vi sỉ nhục sau cùng đối với Lenin và cái lý thuyết vòng vèo, lộn xộn, rắc rối của ông ấy.


Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích dẫn từ:
http://englishrussia.com/?p=2399