Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Cố Vấn Tàu Trong Cải Cách Ruộng Đất

Bài 3

 Vụ Án
Cải Cách Ruộng Đất Đẫm Máu
Ở Miền Bắc Việt Nam
Vào Thập Niên 1950


Bé con những ai cũng sợ hãi,
 vì nó là đảng là quyền lực
 đạp trên đầu nhân dân.
Ru ngủ dân bằng lời ngon tiếng ngọt
 khi còn trong hang động rừng rú,
lúc cướp được quyền thì
 bày thói gian trá
của lũ bạo chúa ham danh ham lợi.
Ảnh nguồn: Tài Liệu Lưu Trữ
Tội Ác Đảng Cộng Sản Việt Nam.

        
        Do vị trí địa dư đặc biệt, non sông tươi đẹp của người Việt chúng ta nằm cận kề với một Trung Hoa lớn và dữ. Từ thời xưa, các vương triều Việt đã chịu ảnh hưởng phong kiến Tàu. Nhưng do dân tộc ta kiên cường nên giữ đất nước được độc lập, và không bị thôn tính, đồng hóa.

        Khi Hồ Chí Minh du nhập tư tưởng Cộng Sản, thì nước ta không những lệ thuộc thêm một ngoại bang mới là đế quốc Cộng sản Liên Sô, mà còn chui vào cái tròng nô lệ xưa cổ, đó là phong kiến Tàu, nay mặc lớp áo mới là “cách mạng vô sản”.

        Khi thực hiện CCRĐ, Stalin đã phân công cho Hồ phải làm theo sự chỉ đạo của Cộng Sản Tàu mà cầm đầu là Mao.

        Sau 30/4/1975, người dân Miền Nam không ngớt nghe chế độ mới cướp quyền nguyền rủa chế độ Cộng Hòa là “ngụy quyền tay sai đế quốc Mỹ”. Lúc đó, nhiều sự thật ở Miền Bắc ít được hé lộ.

        Nay với nguồn thông tin phong phú trên liên mạng toàn cầu thì dân Việt mới biết chế độ Cộng Sản do Hồ thành lập đúng là tay sai ngoại bang, là ngụy quyền nô lệ Cộng Sản Tàu.

        Luôn tự xưng là sáng tạo, nhưng khi tiến hành CCRĐ, Hồ nhất nhất từng bước rập khuôn theo quan thầy Tàu, dù là phải giết dân mình.

        Những trang sử CCRĐ được lật lại cho thấy sự ngu muội, tàn ác của cả một hệ thống cầm đầu chính trị ở Miền Bắc.        

Ý KIẾN NGƯỜI TRONG CUỘC VÀ NẠN NHÂN VỤ ÁN

        1/ Phần Trích Bài Viết Xin Đừng Quên! Nửa Thế Kỷ Trước... Của Tác Giả Nguyễn Minh Cần


Ông Nguyễn Minh Cần.

        a/ Vài giòng tiểu sử

        Ông Nguyễn Minh Cần sinh năm 1928 tại Huế, gia nhập Đảng Cộng Sản tháng 5/1946. Từng nắm giữ một số chức vụ trong chính quyền ở Miền Bắc, trong đó có chức Ủy Viên Thường Vụ Thành Ủy Hà Nội, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chính Thành Phố Hà Nội và Chủ Nhiệm Báo Thủ Đô Hà Nội.

        Năm 1962, khi được gởi đi du học tại Liên Sô, vì bất đồng quan điểm với những kẻ cầm đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam, ông đã xin tỵ nạn chính trị. Ông Nguyễn Minh Cần hiện cư ngụ tại thủ đô Moscow của Nga.

        Khi trả lời phỏng vấn báo chí hải ngoại, ông Cần phát biểu: “Trong cuộc Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam lúc bấy giờ tôi còn rất trẻ, 17, 18 tuổi thôi, cho nên ý thức chính trị cũng không rõ ràng lắm, vì thế, khi tham gia cuộc cách mạng đó, tôi đã vô tình đưa Đảng Cộng Sản lên nắm chính quyền. Còn đến cuộc Cách Mạng Tháng Tám ở Nga, ngày 19 tháng 8 năm 1991, tôi tham gia cách mạng lúc bấy giờ với ý thức rất rõ ràng là để hạ bệ Đảng Cộng Sản xuống, vì tôi ý thức được rất rõ ràng sự thống trị của Đảng Cộng Sản gây ra bao nhiêu tai họa cho người dân.”.

        b/ Phần trích bài viết

        Do vì bài viết dài nên chúng tôi chỉ xin trích một số đoạn chính nói lên đặc tính lệ thuộc và sự sai lầm ngu muội của Đảng Cộng Sản Việt Nam

        "...Chừng nào ĐCSVN chưa sám hối được về những tội ác đã gây ra, thì người dân chớ có hy vọng là Đảng sẽ sửa đổi, sẽ đổi mới và sẽ không tái diễn lại những tội ác trước đây....".

        “Hồi đó, CCRĐ chẳng khác nào một trận bão táp ác liệt đổ ập xuống miền Bắc Việt Nam gây ra biết bao tàn phá khủng khiếp, biết bao đảo lộn kinh người, biết bao tang tóc, đau thương cho người dân lương thiện.

        Xuất phát từ đâu mà trận bão táp ghê rợn đó đã tràn đến cái xứ sở đau thương này? Số là trong chuyến đi bí mật của ông Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc (hồi cuối năm 1950) đến Moskva (đầu năm 1951), ông đã gặp Stalin và Mao Trạch Đông (lúc đó đang có mặt tại Moskva). Hai ông này đã nhận xét là Đảng Việt Nam coi nhẹ nhiệm vụ phản phong (ý nói hữu khuynh), và chỉ thị phải tiến hành cách mạng phản phong để “bồi dưỡng động lực cách mạng là nông dân lao động”, nói cụ thể là phải làm CCRĐ ở các vùng gọi là “giải phóng”. Sau khi về nước, ông Hồ đã cùng Thường vụ Trung ương (Bộ chính trị sau này) ĐCS trong hai năm trời bí mật và tích cực chuẩn bị tiến hành CCRĐ. Chuẩn bị cả về mặt tư tưởng, cả về mặt chính sách, đường lối, lẫn về mặt tổ chức...”.
        
        “Theo sự phân công của Stalin, Trung Quốc sẽ giúp đỡ cho Việt Nam, nên ông Hồ đã mời các đoàn cố vấn Trung Quốc đến miền Bắc Việt Nam – tổng cố vấn là La Quý Ba đồng thời là đại sứ Bắc Kinh tại Việt Nam dân chủ cộng hòa (VNDCCH). Vi Quốc Thanh đứng đầu đoàn cố vấn quân sự, còn đứng đầu đoàn cố vấn CCRĐ là Kiều Hiểu Quang, vốn là phó bí thư tỉnh ủy Quảng Tây. Đó là chưa kể đủ loại cố vấn khác, như cố vấn chỉnh huấn, cố vấn công an, cố vấn tổ chức, cố vấn tuyên truyền... Đ chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và quân đội, năm 1952, Bộ chính trị (BCT) Trung ương (TW) Đảng thực hiện “cuộc chỉnh huấn” trong Đảng và “cuộc chỉnh quân” trong quân đội, theo đúng mẫu mã “cuộc chỉnh phong” của ĐCS Trung Quốc, chỉ có cái tên hơi khác một chút mà thôi...”.

        “Một ông bạn làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam đã đi làm CCRĐ kể lại chuyện thương tâm này. Đội mà ông bạn có chân về một làng nghèo ở Thái Bình, không thể nào tìm đâu ra đủ số địa chủ, và cũng không thể nào tìm ra địa chủ ác bá để bắn. Họ lo lắm. Thế là họ đưa một ông chăn vịt vào danh sách bị bắn! Làng nào cũng thế thôi, mấy ông “gột vịt” (ấp trứng nuôi vịt con) chẳng bao giờ được dân làng ưa cả, vì lùa vịt con xơi thóc lúa của dân, thế mà lại hay to mồm cãi lại, gây gổ. Thế là “đủ yếu tố cấu thành tội”, trong đó có tội “bị dân làng ghét cay ghét đắng”. Địa chủ bóc lột thóc của nông dân, vịt cũng ăn cướp thóc của nông dân, vịt không thể bắn được thì chủ nó phải chịu thay! Ai cũng vui vẻ cả. Ông bạn biết là sai nhưng không dám mở miệng khi “cổ máy nghiền thịt” của Đảng đã khởi động rồi!
...”.
                                     
        “Tóm lại, CCRĐ làm cho nội bộ nông dân chia rẽ trầm trọng, làng xóm đảo lộn lung tung! Đến khi ĐCS tuyên bố sửa sai thì tình hình nông thôn lại cực kỳ hỗn loạn: những vụ ẩu đả, đâm chém, trả thù nhau giữa những người bị “tố oan” với những kẻ “tố điêu”, giữa những người bị tước đoạt tài sản với những người được hưởng “quả thực”, giữa cán bộ cũ bị quy kết phản động và bị tù tội với cán bộ mới “ngoi lên” trong CCRĐ...”. 

        c/ Vài ý kiến bạn đọc trên mạng Thông Luận sau khi đọc được bài viết của Tác Giả Nguyễn Minh Cần

        */ Không thể tưởng tượng nổi. Bây giờ thì tôi mới hiểu thế nào là nỗi kinh hoàng và những băng hoại do chính sách đấu tố Cải cách ruộng đất của Đảng mang lại. Thật khủng khiếp quá, những đầu óc bệnh hoạn, man rợ và cách cư xử với nhau thật tệ hại, tệ quá sức con người có thể tưởng tượng. Đảng Cộng Sản Việt Nam bày vẽ những mọi rợ kinh khủng như vậy sao ? Tôi phải chuyển bài viết này đến email các người bạn của tôi.

        Chân thành cảm ơn Ban Biên Tập Thông Luận và toàn
 thể các tác giả, các bạn đọc kính yêu.

        Đặng Văn Thức
        ngày 26/03/2006.

        */ Chào bác Minh Cần,

        Kính gởi đến bác lời chân thành cám ơn.

        …Bố tôi kể cho chúng tôi nghe chú tôi đi kháng chiến chống Pháp khi bà tôi bị đấu tố. Bà đã trên 75 tuổi, thần trí đã lẩn đi rất nhiều. Dù đã được bạn bè can ngăn, chú vẫn về quê để "cứu" bà. Bà bị nhốt trong một cái cũi; ăn uống, tiểu, đại tiện gì cũng trong cái cũi đó. Dù cả nhà bị bao vây, chú cũng kiếm được ít bún tươi, lén đút cho bà vì bà sinh thời thích bún. Tay bà run và lại ăn lén lút, bún rơi vãi trên phân và nước tiểu của bà, bà vẫn bóc lên ăn.

        Chú bị theo dõi và bắt quả tang về tội "cấu kết với địa chủ", bị đưa đi cải tạo hai năm trời trên rừng núi. Khi chú được thả về đã gần ngày tết. Đi qua một xóm thấy một nồi bánh chưng đang sôi, chú thò tay vào bóc bánh bị phỏng cả tay mà không biết. Bà bị chết trong cũi, chú sau này cũng nghèo đói chết. Không vợ con. Bố tôi nhờ chạy vào trong Nam mà thoát chết. Tội của bà là làm chủ một mẫu ruộng, không tự cày cấy lấy mà cho thuê. Người thuê ruộng được chọn là "cốt cán" và đã được lệnh "tố khổ" bà tôi…

        Kính chúc bác được nhiều sức khỏe và dân tộc tôi được thấy tự do, công lý.

        Phan Thiet Hanh - Denver, USA -  ngày 29/03/2006.”.


Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét