Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Hội Nghị Geneva

Hội Nghị Geneva

Đồng bào Miền Bắc lũ lượt lên tàu
vào Nam tìm kiếm đời sống tự do.
Ảnh nguồn: wiki.

      1/ Tổng Quát

      Hội Nghị Geneva (8/5 - 21/7/1954, thành phố ở Thụy Sĩ) là một hội nghị giữa nhiều nước nhằm mục đích chấm dứt Chiến Tranh Đông Dương Lần I giữa thực dân Pháp và Cộng Sản Bắc Việt. Kết quả hội nghị đúc kết nên tài liệu gọi là Hiệp Định Geneva.

      Hiệp định này phân chia Việt Nam thành hai miền, Miền Bắc do Cộng Sản Hà Nội cai trị, Miền Nam (Quốc Gia Việt Nam mới được thành lập) do cựu Hoàng Đế Bảo Đại (sinh 1913 tại Huế - mất 1997 ở Pháp) lãnh đạo. “Tuyên Bố Chung Cuộc Hội Nghị” do Anh Quốc làm chủ tịch hội nghị đề ra quy định “cuộc tổng tuyển cử” được tổ chức vào tháng 7/1956 để thành lập nước Việt Nam thống nhất.

      Mặc dù được trình bày như quan điểm đồng thuận, Hiệp Định Geneva không được các đại biểu của chính phủ Miền Nam và Hoa Kỳ chấp thuận. Ngoài ra có 3 hiệp định ngưng bắn riêng rẽ bao gồm Cam Bốt, Lào, và Việt Nam được ký tại hội nghị.

      2/ Bối Cảnh

      Sau khi đế quốc Nhật thua trận vào cuối Đệ Nhị Thế Chiến, chính quyền lâm thời của Cộng Hòa Pháp tìm cách khôi phục quyền cai trị tại Việt Nam và cả Đông Dương, điều này dẫn tới nỗi bất bình của đại đa số người Việt. Cộng Sản Việt Nam do Hồ Chí Minh cầm đầu liền lợi dụng nhiệt tình yêu nước của quốc dân để tổ chức cuộc kháng Pháp, và cũng có cơ hội nắm quyền thống trị các lực lượng chính trị yêu nước theo đường lối bành trướng khắp thế giới (đỏ hóa các quốc gia hay “xiềng xích hóa” các dân tộc) của Cộng Sản Đệ Tam do Cộng Sản Liên Sô điều khiển.

      Cũng chính bản chất Cộng Sản của phong trào Việt Minh khiến thực dân Pháp quyết tâm dùng vũ lực tiêu diệt.

      Thật ra tình hình sau Đệ Nhị Thế Chiến cho thấy, dù ngoan cố, bảo thủ muốn giữ đầu óc thực dân đế quốc nhưng nước Pháp đã mỏi mệt và cạn kiệt tài nguyên; Thêm nữa phong trào độc lập, đòi dân chủ đã lên mạnh tại các thuộc địa của Pháp cũng như nhiều nước trên thế giới. Do vậy không cần thiết phải tiến hành “kháng chiến trường kỳ” như Hồ Chí Minh chủ trương, thì không lâu sau đó Pháp cũng phải tôn trọng ý nguyện và trao trả độc lập cho dân tộc Việt Nam.

      Như trường hợp tại Cam Bốt, Vua Sihanouk không cần phải chọn giải pháp cực đoan huy động sức dân tốn nhiều xương máu để đi vào chiến tranh chống Pháp nhưng đến năm 1953 thực dân Pháp vẫn phải trả lại cho Cam Bốt nền độc lập sau gần 100 năm thống trị.

      Tuy nhiên do vì “yêu nước” bằng đường lối Cộng Sản nên Hồ Chí Minh cùng Đảng Cộng Sản Việt Nam cương quyết thúc ép toàn dân Việt lao đầu vào cuộc chiến tranh chống Pháp và sau này là chống đế quốc Mỹ khiến quốc gia dân tộc Việt Nam phải hao mòn sức người, cạn kiệt tài nguyên, lâm vào cảnh đói nghèo, chậm tiến.

      Cộng Sản Việt Nam nhận được sự chi viện của Cộng Sản Trung Quốc và Liên Sô, trong khi Pháp và tân Quốc Gia Việt Nam nhận được sự ủng hộ của Hoa Kỳ.

      Trận Điện Biên Phủ khởi đầu ngày 13/3/1954 và tiếp diễn trong thời gian xảy ra hội nghị. Vấn đề thương thuyết trở nên điểm then chốt chiến lược khi cả hai bên đều muốn là kẻ chiến thắng và đạt được vị thế thuận lợi trong thương thảo. Sau 55 ngày bị bao vây, Điện Biên Phủ thất thủ vào tay Cộng Sản.

Tank T-59 (Trung Cộng).
Ảnh nguồn: wiki.

      3/ Hiệp Định Geneva

      Ngày 27/4/1954, hội nghị đưa ra bản tuyên bố ủng hộ thống nhất lãnh thổ và chủ quyền các nước ở Đông Dương, bảo đảm họ được độc lập từ Pháp. Thêm vào đó tuyên bố hội nghị đồng ý chấm dứt thù địch và can thiệp của nước ngoài bao gồm bằng biện pháp quân sự vào công việc nội bộ 3 nước Đông Dương.

      Quân đội hai bên được lịnh rút về sau tuyến ngừng bắn phân chia Nam Bắc tạo điều kiện chấm dứt thù địch giữa hai lực lượng Việt Nam và những người từng ủng hộ Pháp, chờ đợi công cuộc thống nhất trên căn bản bầu cử tự do có quốc tế giám sát sẽ được tổ chức tháng 7/1956.

      Hầu hết lực lượng Liên Hiệp Pháp sẽ rời khỏi Việt Nam mặc dù cơ cấu chính quyền khu vực Đông Dương đặt tại Miền Nam vẫn tương tự như đã có dưới thời Pháp còn thống trị. Một Ủy Ban Kiểm Soát Quốc Tế được thành lập để giám sát thi hành Hiệp Định Geneva nhưng cơ quan này hầu như không có quyền để bảo đảm sự tuân thủ. Ủy Ban gồm Ấn Độ, Canada, và Ba Lan.

      Hiệp định được ký giữa các nước như Cam Bốt, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Cộng Sản Bắc Việt), Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng), Liên Sô, Pháp, Anh.

      Hoa Kỳ và Miền Nam Việt Nam không ký vào hiệp định.

      4/ Hiệp Định Geneva Và Những Đáp Ứng

      Trong bản hiệp định đã viết cẩn thận về sự phân chia hai Miền Nam Bắc Việt Nam như “một đường ranh quân sự tạm thời” các lực lượng hai bên sẽ tái tập họp sau khi rút quân về bên kia tuyến phân chia.

      Đặc biệt để qua một bên bất kỳ khái niệm về phân chia, hiệp định phát biểu thêm, trong Tuyên Bố Chung Cuộc, Điều 6: “Hội nghị công nhận rằng mục đích căn bản của thỏa thuận liên hệ đến Việt Nam là để giải quyết các vấn đề quân sự với quan điểm chấm dứt thù địch và đường ranh quân sự là tạm thời và không nên được giải thích bất cứ cách nào như là tạo ra một biên giới chính trị hay lãnh thổ”.

      Ngoại Trưởng Hoa Kỳ lúc ấy là Walter Bedell Smith đã nói “Trong Tuyên Bố quan tâm đến các cuộc bầu cử tự do tại Việt Nam, chính quyền chúng tôi ước mong làm rõ lập trường của mình được bày tỏ ở Washington ngày 29/6/1954 như sau: “Trong trường hợp các quốc gia bây giờ bị chia đôi chống lại ý định họ, chúng tôi sẽ tiếp tục mưu tìm sự thống nhất thông qua các cuộc bầu cử tự do được LHQ giám sát để bảo đảm diễn tiến thực thi công bằng.”

      Sau khi ngừng bắn, một số lượng lớn đến 450.000 người dân Miền Bắc hầu hết là tín đồ Thiên Chúa Giáo di cư vào Nam trong suốt Chiến Dịch Hành Lang Đến Tự Do. Cùng lúc đó có 52.000 người trong Nam đi ra Bắc, đây là những cán bộ Cộng Sản được gài hoạt động trong Nam, tuy nhiên con số đi ra Bắc không có bao nhiêu, trong khi còn nhiều cán bộ đảng viên Cộng Sản được lịnh từ Hà Nội phải giấu mình nằm lại chờ cơ hội hoạt động khủng bố đánh phá đời sống hòa bình của đồng bào Miền Nam.

      Chính quyền mới tại Miền Nam do Thủ Tướng Ngô Đình Diệm lãnh đạo được Hoa Kỳ ủng hộ cương quyết từ chối cuộc tổng tuyển cử vì cho rằng Miền Nam không ký vào bản Hiệp Định Geneva. Miền Bắc dưới sự cầm đầu của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản từ lâu quyết chí thôn tính Miền Nam để đưa cả quốc gia Việt Nam vào vòng lệ thuộc của khối Cộng cho nên việc ký kết Hiệp Định Geneva chỉ là một bước hòa hoãn tạm thời và đó cũng là sức ép của Trung Cộng nhằm làm cho Việt Nam suy yếu khi không được thống nhất.

      Sau đó với sự chi viện vũ khí ồ ạt của Liên Sô và Trung Cộng, họ một lần nữa phát động cuộc chiến tranh xâm lược nhưng lại được gọi bằng danh xưng “kháng chiến chống Mỹ” để cưỡng đoạt và đỏ hóa cho bằng được Miền Nam tự do dù phải hy sinh oan uổng mấy thế hệ trai trẻ tài hoa trên đất Bắc khiến gây nên cảnh chết chóc, đổ nhiều xương máu cho cả dân tộc Việt.


Hỏa tiễn SA-6 (Liên Sô).
Ảnh nguồn: wiki.


Phạm Hoàng Tùng.

Nguồn tài liệu tham khảo và trích dẫn:


Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Thực Thi Quyền Lập Hội


Thực thi quyền lập hội

Luật sư Nguyễn Văn Đài

Trong những năm qua, phong trào đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền của người Việt ở trong và ngoài nước đã có bước phát triển đáng kể. Đã có rất nhiều những thỉnh nguyện thư, kiến nghị được gửi cho các cơ quan Nhà nước Việt Nam, các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước. Những việc làm đó đã thu hút được sự tham gia và ủng hộ của đông đảo đồng bào ở trong và ngoài nước.

Đã đến lúc, những người đấu tranh cho tự do dân chủ, nhân quyền ở trong và ngoài nước cần liên kết với nhau để thực thi các quyền con người về chính trị đã được Hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ghi nhận. Một trong những quyền con người về chính trị căn bản nhất mà chúng ta nên thực hiện lúc này là quyền lập hội.

Về mặt pháp lý, quyền lập hội được qui định tại điều 69 Hiến pháp Việt Nam 1992, điều 22 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết. Trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi ngày 11-4-2013, quyền lập hội tiếp tục được thừa nhận tại điều 26.

Về mặt thực tiễn, những người mong muốn tham gia lập hội đều là những người đang tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền, hoặc có mục đích tạo dựng các cơ chế dân sự để bảo vệ lợi ích tập thể của mình. Do vậy, khi tiến hành thành lập hội theo luật pháp của Việt Nam, chúng ta có thể sẽ bị chính quyền gây khó khăn mà không thực hiện được.

Vậy làm thế nào để chúng ta có thể thành lập được Hội, có các sinh hoạt của các thành viên trong Hội mà chưa cần xin phép theo qui định của pháp luật của Việt Nam?

Sự phát triển của công nghệ thông tin cung cấp cho chúng ta rất nhiều phương tiện để thực hiện các quyền của mình. Các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, các phần mềm như Skype, Paltalk, tạo ra cho chúng ta một không gian mạng để giao lưu với nhau mà không bị cản trở về lãnh thổ, không gian, thời gian… Các dịch vụ trên đều nằm bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, không chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. Do vậy, việc thành lập các hội đoàn, tổ chức chính trị,… trên không gian mạng của quốc tế hoàn toàn không bị pháp luật Việt Nam cấm, và không phải xin phép.

Ví dụ cụ thể: “Hội Anh Em Dân Chủ” có tên tiếng Anh là Brotherhood Association For Democracy(BAFD) do những người Việt Nam ở trong và ngoài nước được thành lập trên mạng xã hội Facebook. Do vậy “Hội Anh Em Dân Chủ” chỉ cần tuân thủ các qui định của facebook và luật pháp của Hoa Kỳ. Các sinh hoạt giữa các thành viên của Hội như trao đổi thông tin, huấn luyện,… đều diễn ra trên không gian mạng, pháp luật Việt Nam không có qui định cấm và cũng không phải xin phép về vấn đề này. Khi các thành viên của Hội muốn gặp mặt, họ có thể cùng nhau tham dự các đám cưới, sinh nhật, tiệc chiêu đãi, picnic… pháp luật không cấm và không phải xin phép.

Tại sao cần phải thành lập nhiều hội, tổ chức chính trị vào lúc này?

Vai trò lịch sử của các kiến nghị, các thỉnh nguyện thư, các lời kêu gọi sắp kết thúc. Cuộc vận động cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam cần phải bước sang một trang mới. Các cá nhân vốn hoạt động độc lập, nay đến lúc cần phải liên kết với nhau để hình thành nên các tổ chức chặt chẽ hơn. Bước đầu, nên hình thành các hội đoàn, tổ chức chính trị trên không gian mạng để không phải xin phép. Chỉ với hình thức này, nếu các thành viên biết cách tổ chức và hoạt động thì sẽ mang lại hiệu quả to lớn cho phong trào dân chủ. Khi các tổ chức Hội đã lớn mạnh và có số lượng thành viên đông đảo, thì có thể liên kết, liên minh với nhau để tạo sức mạnh, hoặc hình thành lên một chức lớn hơn.

Trước đây, các cá nhân hoạt động độc lập thì tùy theo cảm hứng mà làm. Nay, khi đứng cùng trong một tổ chức, tuy chỉ là trên không gian mạng nhưng phải bắt đầu làm quen với việc hoạt động có tổ chức. Khi chưa có tổ chức, mọi phát ngôn, hành động chỉ ảnh hưởng tới mỗi cá nhân, nhưng khi ở trong một tổ chức thì mọi phát ngôn, hành động của các thành viên đều phải cân nhắc nếu không sẽ ảnh hưởng đến tập thể, tổ chức. Điều này sẽ giúp cho mỗi thành viên có ý thức tổ chức kỷ luật khi hoạt động trong Hội đoàn.

Khi các cá nhân cùng đứng trong một tổ chức, làm việc và cùng trao đổi với nhau thì sẽ hiểu biết về nhau nhiều hơn, giúp nhau khắc phục điểm yếu, cùng khuyến khích những ưu điểm của nhau. Các thành viên tùy theo khả năng của mỗi người mà được phân công những công việc phù hợp. Từ đó phát huy được hiệu quả của tính làm việc tập thể. Mọi thành viên cùng nhau thống nhất hành động sẽ đem lại hiệu quả hơn mỗi cá nhân.

Công nghệ thông tin sẽ giúp cho các thành viên có mối liên hệ và liên kết chặt chẽ trong mọi công việc. Từ việc trao đổi thông tin cho đến công tác huấn luyện. Tìm hiểu và kết nạp thành viên mới…

Tóm lại, trước khi đi đến việc thành lập một tổ chức chính trị có văn phòng, trụ sở tại Việt Nam. những người đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền ở trong và ngoài nước cần phải liên kết với nhau để hình thành nên các hội đoàn, các tổ chức chính trị trên không gian mạng.

Trong hoạt động kinh doanh, hoạt động xã hội, hoạt động chính trị… cá nhân, tổ chức nào sử dụng hiệu quả những tiện ích mà công nghệ thông tin đem lại thì sẽ nắm được nhiều cơ hội thành công.

Hà Nội, ngày 5-5-2013

N.V.Đ.


Nguồn:

Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm tiểu sử và hoạt động của tác giả Nguyễn Văn Đài theo đường link bên dưới đây:

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

Thông báo của Chúng Ta - Công Dân Tự Do


Thông báo của Chúng Ta - Công Dân Tự Do về việc tiếp tục công khai phổ biến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền


Chúng Ta – Công Dân Tự Do - Những buổi dã ngoại tại Hà Nội, Sài Gòn, Nha Trang vào ngày 5 tháng 5, 2013 vừa qua đã chỉ ra thực tế: Nhiều người vẫn "chưa hiểu" thế nào là quyền con người và việc thể hiện Quyền Làm Người tại Việt Nam dù ở hình thức đơn giản nhất thông qua một cuộc dã ngoại cũng đã phải đối diện với muôn ngàn khó khăn, trong đó, có cả máu và nước mắt. 

Chính vì có sự "không hiểu" thế nào là Quyền Làm Người dẫn đến tình trạng không tuân thủ những yêu cầu và quy ước quốc tế mà nhà nước Việt Nam đã cam kết tôn trọng khi ký vào bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (TNQTNQ). Vì thế, nhu cầu HIỂU nội dung văn bản này để từ đó BIẾT TÔN TRỌNG Quyền Làm Người cần phải được tiếp tục đáp ứng.

Chính vì "không hiểu" và có hành vi chà đạp lên những giá trị căn bản và phổ quát được nêu ra trong bản TNQTNQ nên hiện nay những vận động để Việt Nam trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đang trở thành một nghịch lý khó có thể chấp nhận được bởi cộng đồng thế giới và lương tâm nhân loại. 

Vì lẽ đó, Chúng Ta - Công Dân Tự Do sẽ: 

- Cùng nhau công khai phổ biến văn bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đến với nhiều người tại những nơi công cộng vào Chủ Nhật ngày 12 tháng 5, năm 2013. 

- Gửi bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đến các cơ quan công quyền gồm có các Đại Biểu Quốc Hội, Bộ Công An và UBND các thành phố lớn. 

- Mời gọi các bạn trẻ cùng các bác, các cô, chú, anh chị tiếp tay để tất cả Chúng Ta đem những ý tưởng về Quyền Làm Người đến với đồng bào bằng cách lập nên mỗi nhóm 3-5 người cùng phổ biến tài liệu TNQTNQ ở những khu vực đông dân cư nơi mình sinh sống. 

Các bạn thân mến, 

Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào hay bị quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới. (Điều 19 - TNQTNQ) 

Và vì thế, tiếp nhận cũng như quảng bá tư tưởng của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền chính là một trong những quyền của Chúng Ta. Mọi hành vi ngược đãi, ngăn cấm chỉ có thể tạm thời ngăn cản hành động của Chúng Ta nhưng không đời nào có thể tước đoạt được quyền con người của Chúng Ta. Chúng Ta muốn thật sự hiện hữu thì Quyền Con Người trong ta đương nhiên phải hiện hữu. 

Có nhiều cách thức sáng tạo khác nhau để TNQTNQ đến được với nhiều người...

TNQTNQ sẽ là những chiếc bong bóng bay trên trời cao... 
TNQTNQ sẽ là những máy bay trẻ con bằng giấy... 
sẽ là những cánh diều bay... 
hoặc bình thường một xấp tài liệu trao tay người bán hàng... 

Chúng Ta hãy đồng hành với nhau trên con đường con nhiều gian nan nhưng bắt buộc phải tiến bước này. 

Hãy sáng tạo... 
TNQTNQ được gửi đến mọi người theo vũ điệu Gang Nam... 
được chuyền tay nhau và mỗi điều của nó là một giòng chữ trên người, 
trên áo của Chúng Ta... 
hay là những chiếc thuyền con trên giòng nước... 

Chúng Ta hẹn nhau vào ngày 12 tháng 5, 2013 để đem ánh sáng của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đến với nhiều người. 

ở chợ 
ở công viên 
ở khuôn viên đại học 
ở bãi biển 
ở bến xe 
ở nhà thờ, chùa chiền và ngay cả văn phòng quốc hội... 

Và dã ngoại, trao đổi, chia sẻ bất kỳ ở đâu. 



Nguồn:

Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền theo đường link dưới đây:

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Chức Sắc Năm Tôn Giáo Ra Tuyên Bố Chung Về Sửa Đổi Hiến Pháp 1992


Tuyên Bố Chung
V/v SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992
CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCNVN 


Kính Quý Ủy Hội, Tổ Chức Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc,

Kính Quý Đoàn Thể Tổ Chức Cơ Quan Truyền Thông Trong và Ngoài Nước.

Kính Quí Lãnh Đạo Tinh Thần Các Tôn Giáo.

Kính Quí Nhân Sĩ Trí Thức, Các Nhà Văn, Nhà Báo, Các Tổ Chức, Đoàn Thể và Toàn Dân Việt Nam trong và ngoài nước ưu tư về vận mạng của dân tộc Việt Nam.

Căn cứ theo sự yêu cầu của Quốc Hội Việt Nam, lấy ý kiến chung của toàn dân để sửa đổi Hiến Pháp cho phù hợp với trình độ tiến hóa của dân tộc, phù hợp với thời đại dân chủ tự do trên toàn thế giới.

Trên tinh thần tự do phát biểu ý kiến của người công dân tôn giáo, chúng tôi gồm các chức sắc các tôn giáo: Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt, Công Giáo, Tin Lành – Giáo Hội Lutheran  Việt Nam – Hoa Kỳ, Cao Đài chính thống – Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo thuần túy.

Chúng tôi nhận thấy tình hình đất nước Việt Nam hiện nay cần phải thay đổi một Hiến Pháp mới, Hiến Pháp đó phải:

1- Do ý kiến nguyện vọng của toàn dân Việt Nam lập nên, tức là phải trưng cầu dân ý, có Liên Hiệp Quốc giám sát.

2- Tránh tất cả mọi sự lệ thuộc vào ngoại bang, nhất là Trung Quốc.

3- Tránh mọi điều xâm phạm đến quyền tự do căn bản của người dân Việt Nam như: Tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập hội…

4- Bầu cử Quốc Hội, tất cả các đảng phái đều được tự do ứng cử.

5- Bầu cử chính quyền do dân cử, dân bỏ phiếu trực tiếp dưới sự kiểm soát của Liên Hiệp Quốc.

6- Bầu cử theo thể chế Dân Chủ Tự Do.

7- Tam Quyền Phân Lập rõ ràng.

8- Xây dựng một nước Việt Nam thật sự Hòa Bình – Trung Lập – Tự Do – Dân Chủ; Do Dân – Phục Vụ Dân – Lập Quyền Dân.

Hiến Pháp trước đây đã lỗi thời, không còn phù hợp nữa vì nó mang tính chất chuyên quyền, độc tài do Đảng Cộng Sản Việt Nam duy nhứt lãnh đạo.

Không phục vụ cho toàn dân, không lấy quyền dân tộc tự quyết mà chỉ phục vụ cho Đảng, lấy quyền lợi của Đảng làm trên hết.

Lấy chủ nghĩa vô thần, vô tôn giáo, dùng Công An để cai trị dân làm cho xáo trộn xã hội về  mọi mặt: Kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, tôn giáo… tất cả đều bị suy sụp mất đi truyền thống văn hóa của dân tộc.


1

Riêng về các tôn giáo không được nhà nước tôn trọng. Chơn truyền của các tôn giáo bị giải thể để lập nên một Giáo Hội quốc doanh do nhà nước lãnh đạo. Chức Sắc, Tín Đồ hành đạo trong khuôn khổ luật pháp của nhà nước qui định. Cơ sở thờ tự như Thánh Thất, Thánh  Đường, Nhà Thờ, Chùa, Nhà Nguyện… phục vụ cho tôn giáo, đất đai của tôn giáo bị nhà nước chiếm đoạt, luật lệ tôn giáo bị sửa đổi, người dân tôn giáo trở thành dân oan, tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị…

Theo chúng tôi nghĩ, việc sửa đổi Hiến Pháp là điều chưa đủ để đáp ứng nguyện vọng chính đáng của toàn dân, mà cần phải thiết lập một Hiến Pháp mới, xây dựng một thể chế dân chủ tự do thật sự, triệt để, biết tôn trọng các quyền lợi cơ bản của người dân, phục vụ cho dân, cho nước trên tinh thần dân tộc tự quyết.

Có vậy Hiến Pháp đó mới có giá trị nhân bản: DO DÂN – PHỤC VỤ DÂN – LẬP QUYỀN DÂN, mới đáp ứng được nguyện vọng của toàn dân, đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, nên nó mới tồn tại lâu dài và bền vững.

Đây là bước ngoặc chuyển biến mạnh mẽ để cứu nguy cho dân tộc thoát khỏi thảm họa Bắc Phương, và Việt Nam phải và cần phải thay đổi nhanh chóng thể chế dân chủ để toàn dân được có quyền, có trách nhiệm. Quyền và trách nhiệm của người dân được tôn trọng thật sự thì mới phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc, mới đủ sức để chống lại ngoại xâm bảo vệ lãnh thổ.

Vì vậy, đã đến lúc cần phải thay đổi Hiến Pháp cho phù hợp với ý chí và nguyện vọng của toàn dân, dựa trên nền văn hiến của dân tộc và tuân thủ theo công ước quốc tế do Liên Hiệp Quốc qui định trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.

Chúng tôi năm tôn giáo hiện hữu tại Việt Nam, soạn ra Bản Tuyên Bố Chung nầy kính gởi đến tất cả Quý Ủy Hội, Tổ Chức, Đoàn Thể, Toàn Dân Trong và ngoài nước để truyền thông đại chúng, quan tâm, thúc đẩy cho Việt Nam sớm có được nền Dân Chủ – Tự Do, không còn cảnh bất công độc tài Đảng trị.

Chúng tôi cùng nhau đoàn kết một lòng và thành tâm cầu nguyện cho đất nước Việt Nam được sống trong Hòa Bình – Hạnh Phúc, Dân Chủ và Tự Do.

Nay kính
Việt Nam ngày 22 tháng 03 năm Quý Tỵ (DL 01-05-2013)
CHỨC SẮC CÁC TÔN GIÁO ĐỒNG KÝ TÊN
1- Hòa Thượng Thích Không Tánh – Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt.
2- Linh Mục Đinh Hữu Thoại – Dòng Chúa Cứu Thế – Sài Gòn.
3- Linh Mục Lê Ngọc Thanh – Dòng Chúa Cứu Thế – Sài Gòn.
4- Mục Sư Nguyễn Hoàng Hoa – Giáo Hội Lutheran Việt Nam – Hoa Kỳ.
5- Mục Sư Hồ Hữu Hoàng – Giáo Hội Lutheran Việt Nam – Hoa Kỳ.
6- Cụ Lê Quang Liêm – Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo thuần túy.
7- Chánh Trị Sự Hứa Phi – Cao Đài chính thống – Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh.

2

Nguồn: