Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

Trại Tù Solovki Khét Tiếng


TRẠI SOLOVKI –
 TRẠI TÙ CƯỠNG BỨC LAO ĐỘNG
ĐẦU TIÊN TRONG ĐỊA NGỤC GULAG

Phần Hai

Nhân Chứng Của Tội Ác Cộng Sản
    


Các tù nhân đang lao động ở Trại Solovki.
Ảnh nguồn:


      Hàng trăm ngàn người đã bị giam cầm và bỏ thây ở Solovki, dưới đây chúng tôi chỉ trích dịch lại vài ý kiến của những tù nhân từng bị chôn gần hết cuộc đời ở Đảo Solovki.

      Tù nhân M. Nesterov nói:“Trại tù nơi đây là một địa ngục ghê rợn”.

      Tù nhân O. Volkov kể lại: ”... trước mắt chúng tôi, đám cán bộ quản chế đánh đập tù, buộc họ chạy từ nơi này tới nơi khác, lục soát, làm họ lo sợ với những cây súng từ tháp canh trên cao sẳn sàng bắn hết đạn. Những tù nhân té xuống bị cai tù kéo lên và đá vào mặt cho chảy máu đầm đìa.   
        
      Tù nhân I.Zaytsev cho biết:”Người bị giam dùng hơi nóng của thân thể để sưởi ấm xà lim họ đang bị giam, vì thế trong suốt thời tiết Mùa Đông, làn sương mù dày ở khắp nơi. Hơi thở tù nhân bị đông lạnh trên tường, trần nhà, không khí thì dày và khó thở.” 

      Tù nhân B.Sederkholm nói:“Chúng tôi phải ngâm mình dưới nước biển cao tới cổ, dùng tay đẩy những khúc cây vào bờ, trong suốt tháng 9 lúc cuối Mùa Thu. Đây thực sự là cuộc tra tấn. Để kéo những khúc cây trơn trợt này rất khó. Chỉ có chết đi mới được giải thoát khỏi công việc tù tội này.”

      Tù nhân E. Solovyev kể lại:“Chúng tôi bị ép buộc phải ăn cứt người.

      Phúc trình của USLAG, cơ quan cảnh sát mật Ba Lan, vào các năm 1928-1932 đã viết như sau:“Mối liên hệ giữa cai tù và tù nhân rất nghiêm khắc và tàn ác. Sự trừng phạt mang đặc điểm: dùng cây đánh cho tù nhân tới khi gục xuống chết, bắt đứng tắm giữa trời đông lạnh, bắt phải bơi trong cái lỗ băng tuyết và sau đó đứng ngoài trời Mùa Đông khắc nghiệt vài tiếng đồng hồ.

      Tù nhân A. Pishchalnikov làm chứng như sau:“Họ bắt chúng tôi phải lăn những tảng đá lớn từ nơi này tới nơi khác trong khi dụng cụ của chúng tôi chỉ là những đôi tay trần.”

      Tù nhân V. Chekhovsky nói:“Khó có thể che đậy việc giết tù nhân.

    
 Tù nhân Y. Danzas nhớ lại:”...mỗi buổi sáng, cai tù được trang bị bằng những cái móc dài dùng để đi biển, họ thò cái móc xuyên qua cánh cửa hé mở, móc vào các xác tù nhân rồi kéo ra ngoài. Cùng lúc đó, người tù còn sống cố giữ lại xác chết để làm nệm ngủ cho qua cái khí lạnh tàn nhẫn.”

       Giáo Sư Pavel Florensky* Bị Giam Ở Solovki Và Sau Đó Bị Mang Đi Bắn Bỏ:

      Pavel Florensky giáo sư toán và vật lý tại Đại Học Moscow, ông cũng là một giáo sĩ Chính Thống Giáo.

      Tháng 11/1934, ông bị chuyển tới Trại Solovki, đầu tiên ông được dành cho cơ hội nghiên cứu chất iodine (chất không có thành phần kim loại tìm được trong nước biển và tảo biển) và rong biển. Khám phá của Pavel Florensky còn giá trị tới ngày nay.

      Kế đến khi các điều kiện trở nên nghiêm ngặt hơn, về mặt kinh tế, nhà tù không còn cần thiết phải duy trì trạm Iodine, và “Trại Solovki Mang Mục Đích Đặc Biệt” từ từ đóng cửa.

      Cuối năm 1937, tất cả tù nhân bị chuyển tới Leningrad nơi mà sau một phiên tòa tái xử diễn ra chính thức, các tù nhân bị mang ra bắn bỏ từng đợt. Pavel Florensky cũng chịu chung số phận hẩm hiu đau đớn này, ông bị mang ra hành quyết ngày 8/12/1937.

      Nhà Văn M. Gorky, một văn nô sau cũng bị Cộng Sản hành hình, viết:”Đối với tôi dường như có một kết luận rõ ràng: những trại như Solovki thì cần thiết...đặc biệt, bằng phương pháp này nhà nước sẽ đạt tới một trong các mục đích của nó, sự phá hủy của các trại tù.

      Theo nhiều nhà nghiên cứu sử, nhà nước Liên Sô chú ý cẩn thận tới kết luận của M. Gorky, những trại cưỡng bức lao động như kiểu Solovki xuất hiện nhiều ở Nga. Năm 1939, khi Trại Tù Solovki đóng cửa, tình trạng hoảng sợ kinh khủng ở Solovki mở rộng trên khắp đất nước.

     Ngay bây giờ ở Nga người ta vẫn còn kỷ niệm về thời kỳ kinh hoàng đó. Gulag thâm nhập hoàn toàn vào cấu trúc của quốc gia, thâm nhập sâu vào linh hồn của từng công dân. Một hậu quả tệ hại của chủ thuyết vô lương!!!

     Thế mà ngày nay vẫn có tên chư hầu bám vào chủ thuyết này để mà bám quyền, tồn tại cho một phe đảng, mặc cho cả một dân tộc rên xiết đau thương và phẫn nộ.  

*Cha Pavel Florensky hay Pavel (Paul) Alexandrovich Florensky (cũng được gọi là P.A. Florenskiĭ, Florenskii, Florenskij) sinh ngày 21/1/1882mất 12/1937. Ông là nhà Thần Học Chính Thống Giáo Nga, triết gia, nhà toán học, kỹ sư điện, nhà phát minh và Thánh tử đạo mới, có một số người so sánh ông như Leonardo da Vinci.
 
      Pavel Alexandrovich Florensky sinh trong gia đình kỹ sư hỏa xa tại thành phố Yevlakh nằm phía Tây Azerbaijan. Cha ông xuất thân từ gia đình giáo sĩ Chính Thống Giáo trong khi mẹ ông là Olga (Salomia) Saparova (Saparashvili) thuộc gia đình quý tộc Armenia-Georgia.

      Sau khi tốt nghiệp Trường Thể Dục Thể Thao Tiflis, ông vào học ở Phân Bộ Toán Học thuộc Đại Học Quốc Gia Moscow, và đồng thời nghiên cứu triết học.      

Pavel 
Florensky.
Ảnh nguồn:wiki
      Sau “Cách Mạng Tháng 10”, ông phát biểu lập trường của ông như sau: “Tôi là người có quan điểm thế giới khoa học và triết học tương phản với lối giải thích tầm thường của Chủ Nghĩa Cộng Sản...nhưng điều đó không ngăn cản tôi làm việc chân thành với nhà nước.”

      Sau khi Đại Giáo Đường Troitse-Sergiyeva (1918) và Nhà Thờ Sergievo-Posad (1921) bị Cộng Sản ra lịnh đóng cửa, nơi mà Cha Florensky là giáo sĩ, ông đã đi tới Moscow làm việc cho Dự Án Nhà Nước Điện Khí Hóa Nga.

      Dưới sự giới thiệu của Leon Trotsky, người tin mạnh mẽ rằng khả năng của Cha Florensky sẽ giúp chính quyền trong công tác điện khí hóa nông thôn Nga.

      Theo những người đương thời, Florensky trong chiếc áo thầy tu của giáo sĩ làm việc cùng với các viên chức cấp cao khác trong một Tổng Cục của chính quyền là cảnh tượng đặc biệt.

      Năm 1924, ông xuất bản một chuyên khảo lớn về đề tài không dẫn điện cũng như tác phẩm “Trụ Cột Và Nền Tảng Của Chân Lý: Một Tiểu Luận Thần Lý Học Chính Thống Giáo Trong 12 Bức Thư”.

      Đồng thời ông cũng làm việc trong vị trí thư ký khoa học của Ủy Ban Lịch Sử Về Đại Giáo Đường Troitse-Sergiyeva và xuất bản những tác phẩm nghệ thuật Nga cổ.

      Ông cũng được cho là người tổ chức chính trong kế hoạch cứu Thánh tích của Thánh Sergii Radonezhsky mà chính quyền Cộng Sản ra lịnh phá hủy.

      Vào nửa sau của thập niên 1920, ông hầu như làm việc về vật lý và điện động học, xuất bản tác phẩm khoa học dày công của ông là Những Con Số Ảo Trong Hình Học, hết lòng với cách giải thích về mặt hình học trong Thuyết Tương Đối của Albert Einstein.

      Ông tuyên bố rằng Hình Học Của Những Con Số Ảo tiên đoán bởi Thuyết Tương Đối về vật thể (khối lượng) di chuyển nhanh hơn ánh sáng là hình học của Vương Quốc Thượng Đế.
          
      Tin chính thức của Sô Viết phát biểu rằng Florensky đã chết ở nơi nào đó thuộc vùng Siberia. Nhưng một nghiên cứu về hồ sơ NKVD sau khi Cộng Sản Liên Sô sụp đổ chứng tỏ thông tin nói trên là giả dối.

      Cha Florensky thực ra bị bắn ngay lập tức sau phiên họp của “cơ chế tam nhân hành hình không xét xử” của NKVD trong tháng 12/1937.

      Có dữ kiện nói ông bị hành quyết tại bãi tập pháo binh Rzhevsky gần Toksovo cách Saint Petersburg (Leningrad) 20 km về hướng Đông Bắc và bị chôn cất bí mật tại Koirangakangas gần Toksovo cùng với 30.000 người khác cũng bị cơ quan an ninh NKVD hành hình vào thời gian đó.


Phạm hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ:


Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

Trại Tù Cưỡng Bức Lao Động Đầu Tiên


TRẠI SOLOVKI –
 TRẠI TÙ CƯỠNG BỨC LAO ĐỘNG
ĐẦU TIÊN TRONG ĐỊA NGỤC GULAG

Phần Một
        

Trại Tù Solovki.
Ảnh nguồn: wiki.


      Lịch Sử Trại Tù Cưỡng Bức Lao Động Solovki

      Đầu tiên chúng ta cần biết sơ qua về lịch sử Tu Viện Solovki mà sau này được chính quyền Stalin dùng làm Gulag gây nên ám ảnh nặng nề cho mấy thế hệ người Liên Sô về chính sách cai trị độc tài chuyên chế khủng khiếp của Cộng Sản.

      Việc Stalin biến nơi thờ phượng tôn kính lâu đời thành nhà tù đày đọa thể xác và tâm hồn con người còn là một hành động hạ nhục tôn giáo linh thiêng một cách thẳng thừng. 

      Tu Viện Solovki được thành lập cuối năm 1420, trong thế kỷ 15, 16 tu viện mở rộng phạm vi khu vực do tu viện quản trị ở vùng đất nằm trên bờ Biển Trắng và các con sông chảy vào Biển Trắng.

      Tu Viện Solovki cũng gia tăng các hoạt động mua bán và sản xuất, trở thành trung tâm kinh tế và chính trị trong vùng Biển Trắng. Các giáo sĩ quan trọng của tu viện được chính Nga Hoàng và Giáo Trưởng bổ nhiệm. Năm 1694, Peter Đại Đế viếng thăm tu viện.

      Các hoạt động kinh doanh của tu viện bao gồm: lập xưởng làm muối, xưởng sắt, sản xuất thực phẩm biển, làm mica, hạt trai...với sự tham dự của nhiều người có đời sống tùy thuộc vào tu viện.

      Vào thế kỷ 17, Tu Viện Solovki có 350 giáo sĩ, và có đến 600 tới 700 gia nhân, thợ thủ công và nông dân.

      “Ngày nay ở Solovki, ngày mai ở trên toàn nước Nga”, một khẩu hiệu trong nhà tù, ý muốn chỉ rằng kiểu nhà tù như Solovki rồi đây sẽ lan tràn trong xã hội, đâu đâu cũng có nhà tù kiểu Solovki khi đất nước còn bị Đảng Cộng Sản làm mưa làm gió.

      Theo những người tìm hiểu lịch sử Nga, nhà tù ở đế quốc Nga trước đây và sau này là Liên Sô mang ý nghĩa nặng nề hơn nhà tù chính hiệu.

      Nhà tù ở Nga đạt tới mức độ không tưởng tượng được về tính cách làm nhục nhân phẩm con người. “Lối đối xử đặc biệt này”của nhà tù Nga được hình thành từ nhiều thế kỷ.

      Cho tới thế kỷ 19, Tu Viện Solovetsky (Solovki) là một nhà tù chính thức duy nhất của nnước Quân Chủ đã gây ảnh hưởng to lớn đến toàn bộ việc tổ chức các nhà tù Nga. 
  
      Người dân bị lưu đày tới Solovki vì nhiều tội như phản bội, ăn cắp, tội lăng mạ và sinh mạng họ có thể bị lâm nguy do lịnh của chính quyền cấp thủ đô hay Nga Hoàng.

      Ngoài người dân còn có những thành phần khác cũng bị lưu đày tới Solovki như người theo “dị giáo”, bọn lưu manh du đảng, các giáo phái khác, quân nổi loạn, các viên chức cao cấp đáng chê trách, tội phạm hình sự quốc gia, tu sĩ nghiện rượu.

      Sự thiêng liêng của tín ngưỡng không áp đảo lề thói cai trị trong nhà tù. Các giáo sĩ trở thành tù nhân. Các tù nhân đầu tiên đã xuất hiện trong tu viện bằng cây.

      Giáo Sĩ Sylvan bị giam tại Solovki vì ông phản đối Giáo Hội cho vay nặng lãi, chiếm hữu tu viện và đầu cơ trục lợi.

      Hơn 400 người bị lưu đày tới nhà tù Tu Viện Solovki trong thời Nga Hoàng Ivan “Kinh Hoàng”. Giáo Sĩ Illarii của Solovki viết:”tên của Solovki trở thành khủng khiếp trong lịch sử Nga”.

      Năm 1798 gần tháp Korozhnaya, một sân tù đặc biệt được thiết lập. Phòng vẽ tranh tượng thánh bị đổi thành dãy nhà giam với 28 xà lim.

      Năm 1903, Nhà Tù Solovki chấm dứt sự hiện hữu trong chế độ Nga Hoàng khi xã hội đang trong thời sục sôi cách mạng đòi lật đổ chế độ Quân Chủ chậm tiến.

      17 năm sau, địa ngục trần gian Solovki lại xuất hiện khi “cách mạng Bolshevik của Lenin” thành công và từ đó con người sống trong kiếp sống không phải là người.

      Sự khủng khiếp của quá khứ Quân Chủ lại xuất hiện trong chế độ Cộng Sản hiện tại mà luôn miệng rêu rao là ”cách mạng” là “văn minh, đạo đức”…!?.   


nhân báp giải tới
Trại Tù Solovki theo lịnh Lenin.
Ảnh nguồn:


      Trại tập trung đầu tiên dành cho tù nhân trong thời Nội Chiến được dựng lên ở Đảo Solovki, dưới thời cai trị của Lenin. Năm 1923, “Trại Solovki Có Mục Đích Đặc Biệt” được biết là SLON được thành lập. Trong cùng năm, cuộc hành quyết tập thể các tù nhân đầu tiên đã xảy ra.

      Hơn 1 triệu người bị nhốt tù trong Trại Solovki và tại các trại tù khác trên khắp Liên Bang Sô Viết. Năm 1937, 2.000 tù nhân bị giết chết.

      Không ai có thể hiểu nổi kinh hoàng và sự tuyệt vọng của những cựu tù nhân Solovki. Và không ai có thể diễn tả về những nhà tù đó rõ ràng như các tù nhân còn sống sót.

      Trại Đặc Biệt Solovki, theo Aleksandr Solzhenitsin, có thể được coi như mẹ của Gulag”. Trại này không những lớn nhất mà còn tàn bạo nhất, vì thế trở thành trại khuôn mẫu nơi mà cơ quan an ninh NKVD phát triển và thí nghiệm các biện pháp an ninh như “các điều kiện sống”, các định mức sản xuất của tù nhân, và tất cả những phương pháp đàn áp có thể được sử dụng.

      Số lượng chính xác tù nhân bị giam cầm khổ nhục trong Trại Solovki vào thời gian 1923-1939 thì hãy còn chưa được biết. Tuy nhiên con số ước lượng từ hàng chục ngàn tới hàng trăm ngàn người.

      Solovki còn là biểu tượng về thái độ của hệ thống chính trị mới đối với tôn giáo và truyền thống. Ba tu viện lịch sử tọa lạc trên hòn đảo xa xôi của Biển Trắng bị biến thành trại tù nhằm cô lập các đối thủ chính trị của chế độ mới như: các sĩ quan Bạch Quân, thành viên đảng đối lập, những người tham gia vào các cuộc nổi dậy chống cách mạng.

      Một làn sóng đàn áp chưa từng có trước đây đã mang hàng trăm ngàn người bị bắt giữ tới trại, nơi tới sau cùng của họ là trở thành lực lượng lao động cho chế độ Cộng Sản xây dựng những công trình kinh tế “kỳ diệu” mà đã biến Liên Sô cũng như các chư hầu Cộng sản của nó trở thành những quốc gia Xã Hội Chủ Nghĩa nghèo đói chỉ biết đi bằng hai đầu gối và ngửa tay ăn mày viện trợ lòng nhân đạo của “đế quốc” Mỹ, Anh, Pháp, Liên Hiệp Châu Âu… từ năm này đến năm khác, từ thập niên này đến thập niên khác.


Tù Nhân Bị Áp Giải Tới
Trại Tù Solovki.
Ảnh nguồn:


      Vào cuối năm 1936, Trại Cải Tạo Lao Động Solovki được tái tổ chức thành nhà giam, kế đến bị đóng cửa để chuẩn bị dọn đường cho việc thành lập một căn cứ hải quân. Sự tàn phá các dinh thự Giáo Hội tiếp tục diễn ra cho tới thập niên 1960 khi công việc phục hồi được khởi sự.

      Sau đó giòng người kéo tới Đảo Solovki, như gia đình sĩ quan binh lính, người làm công tác bảo tồn, đã mang đời sống mới đến với hòn đảo xa xôi. Ngày nay khu định cư chung quanh tu viện có dân số khoảng chừng 1.000 người.

      Giáo Hội Chính Thống Giáo được tái thành lập ở Solovki vào năm 1988. Năm 1990, Tu Viện Solovki nằm trong danh sách Di Sản Thế Giới của UNESCO.


Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ:

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

Cộng Sản Bóc Lột Sức Lao Động Tù Nhân Gulag



ĐƯỜNG XE LỬA BAIKAL AMUR


Đường xe lửa Baikal-Amur có màu xanh ,
 còn đường xe lửa xuyên Siberia màu đỏ.
Ảnh nguồn:wiki.


      Tuyến đường sắt Baikal-Amur (chữ Nga: Байкало-Амурская Магистраль (Baikalo-Amurskaya Magistral’, viết tắt là BAM) trải dài từ phía Đông Siberia tới vùng Viễn Đông Liên Sô, dài 4.234 km chạy song song và cách xa (về hướng Bắc) đường sắt xuyên Siberia chừng 700 km.

      BAM được chính quyền Sô Viết xây dựng như con đường chiến lược so với vị trí của tuyến đường sắt xuyên Siberia, đặc biệt tại khu vực nằm sát biên giới Trung Quốc. Chi phí lên tới 14 tỷ Mỹ kim. Tuyến đường được xây với đường ray đặc biệt vì chạy xuyên qua vùng đất bị đóng băng thường xuyên quanh năm.

      Đường xe lửa xuyên Siberia (Tây Bá Lợi Á) là hệ thống đường nối liền Moscow và phần Châu Âu của Nga với các tỉnh vùng Viễn Đông của Nga (trước là Liên Sô), Mông Cổ, Trung Cộng và Biển Nhật Bản. Đường xe lửa này dài 9.259 km.

      Hệ thống đường BAM hiện tại, đầu tiên được khảo sát vào năm 1880 như là sự lựa chọn khu vực phía Đông của đường xuyên Siberia. Khu vực từ Tayshet tới Bratsk được xây dựng trong thập niên 1930.

      Hầu hết các đoạn đường sắt thuộc vùng Viễn Đông Liên Sô được làm trong các năm 1944 tới 1946, chính yếu là dùng sức lao động tù nhân Gulag bao gồm người Đức, tù binh Nhật Bản, ước lượng có tới 150.000 tù nhân đã mất mạng khi bị cưỡng bức lao động nhằm hoàn thành tuyến đường này.

      Năm 1953, sau cái chết của Stalin, tất cả công việc xây dựng trên tuyến đường xe lửa dài này bị ngưng hoạt động và tuyến đường bị ngăn cấm sử dụng cho tất cả mọi người trong hai mươi năm.

      Tuy nhiên lợi ích của con đường không phai nhạt trong giới cầm đầu Cộng Sản Liên Sô khi mối quan hệ căng thẳng với Trung Cộng ở khu vực biên giới không giảm bớt. Có lần Trung Cộng tấn công vào tuyến đường sắt Siberia ở sát biên giới nước họ khiến cho việc vận chuyển tới vùng Viễn Đông bị cắt đứt. 


nhân làm Đường Xe Lửa BAM.
Ảnh nguồn: wiki.


CÁC VỊ TRÍ  XÂY CẤT TRẠI TÙ

      Tổng Thể

      Vào những ngày đầu của địa ngục trần gian Gulag do chế độ Cộng Sản khai sinh, một cách đặc biệt, các tu viện xa xôi thường được tái sử dụng làm khu vực dành cho các trại tù mới.

      Khu vực trên đảo Solovetsky (Solovki) ở Biển Trắng (Bạch Hải) là một trong các trại tù đầu tiên và khét tiếng man rợ nhất trong năm 1918 ngay sau Cách Mạng Tháng 10.

      Tên thông thường để gọi hòn đảo là "Solovki" đã đi vào tiếng bản địa đồng nghĩa với trại tù cưỡng bức lao động khi đề cập tới một cách tổng quát.

      Trại Tù Solovki được giới thiệu với thế giới bên ngoài như một kiểu mẫu của đường lối Sô Viết mới trong việc “tái giáo dục những kẻ thù giai cấp” và hội nhập họ vào xã hội Sô Viết bằng lao động (chính yếu là tay chân, để phân biệt với lao động trí óc).

      Những tù nhân đầu tiên, phần quan trọng là giới trí thức Nga được hưởng sự tự do tương đối với khung cảnh thiên nhiên giới hạn trên đảo. Các tờ báo địa phương, các tạp chí được biên tập và ngay cả một số nghiên cứu khoa học được thực hiện như một vườn bách thảo được duy trì nhưng sau đã biến mất hoàn toàn, khi Cộng Sản lộ nguyên hình.

      Sau cùng Trại Solovki bị biến thành một trại Gulag bình thường (theo nghĩa Gulag là đói khát, làm việc quá mức, không đủ quần áo ấm trong Mùa Đông, bị đàn áp khắc nghiệt, 10 người vào Gulag chỉ có 1 hay hai người sống sót...).    

      Có một số sử gia cho rằng Solovki là trại thí điểm cho loại này. Maxim Gorky, một nhà văn cúi đầu, viếng thăm Trại Tù Solovki năm 1929 (theo lịnh Stalin) và đã công bố lời tạ lỗi.

      Với việc nhấn mạnh ý nghĩa mới về Gulag như phương tiện tập trung khai thác sức lao động rẻ, lúc đó các trại mới được xây dựng trên khắp lãnh thổ Sô Viết. Nhiều công trình liên hệ tới kinh tế hay các phương tiện trong các thành phố lớn cũng sử dụng nhân lực nô lệ là tù nhân, như Kinh Biển Trắng – Biển Baltic, Tuyến Đường Sắt Baikal - Amur, Hệ thống xe điện ngầm Moscow,  Đại Học Quốc Gia Moscow.          

      Thêm nhiều kế hoạch trong thời kỳ Công Nghiệp (Kỹ Nghệ) Hóa nhanh ở thập niên 1930, thời chiến, thời hậu chiến được hoàn thành bằng sức lao động của tù nhân. Các hoạt động của trại Gulag mở rộng khắp trong nền công nghiệp (kỹ nghệ) Sô Viết.  
 
Trại cưỡng bức lao động ở vùng Taiga.
Ảnh nguồn: wiki.


                Đa số các trại Gulag được định vị trong miền cực xa xôi thuộc vùng Đông Bắc Siberia, nhóm trại nổi tiếng nhất là Sevvostlag (mang tên Các Trại Đông Bắc) nằm dọc theo sông Kolyma, Trại Norillag gần Norilsk, và trong vùng Đông Nam Sô Viết, phần lớn ở vùng đồng cỏ mênh mông của Kazakhstan.

      Đây là các vùng đất rộng lớn mà cư dân lại thưa thớt, không có nguồn thực phẩm nhưng giàu khoáng sản và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác như gỗ và không có đường giao thông, thực sự việc làm đường sau này được trại tù chỉ định cho tù nhân thực hiện.  

      Trại Sevvostlag (Trại Lao Động Cải Tạo Vùng Đông Bắc) là hệ thống trại cưỡng bức lao động được thành lập nhằm thỏa mãn yêu cầu nhân lực của Tổ Chức Xây Dựng (Dalstroy) vùng Kolyma vào tháng 4/1932.

      Về mặt tổ chức, Sevvostlag là một phần của Dalstroy và dưới sự quản trị của Hội Đồng Quốc Phòng Và Lao Động của Nhà Nước Liên Sô, những trại này chính thức được đặt dưới quyền của cơ quan an ninh OGPU sau này là Ban Giám Đốc NKVD Vùng Đông Bắc.

      Ngày 4/3/1938, Sevvostlag được tái phụ thuộc vào Gulag NKVD (một bộ phận của cơ quan an ninh NKVD đặc trách về trại tù Gulag). Năm 1942 lại tái phụ thuộc vào Dalstroy.

      Năm 1949 lại được đặt tên Ban Giám Đốc Trại Lao Động Cải Tạo Dalstroy. Năm 1953, sau cái chết của Stalin, với sự cải cách hệ thống hình sự Sô Viết, Sevvostlag lần nữa lại tái phụ thuộc vào Gulag và sau này sửa đổi thành Ban Giám Đốc Các Trại Lao Động Cải Tạo Đông Bắc.

      Tù nhân Trại Sevvostlag bị buộc phải phục vụ cho mục tiêu của Dalstroy, chính yếu là khai thác mỏ vàng, xây dựng đường, bao gồm công trình nổi tiếng là Xa Lộ Kolyma mà đã chôn vùi bao thân xác tù nhân nô lệ trong chế độ Cộng Sản độc tài... 
 

Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ: