Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012

Stalin Tranh Giành Vị Thế Độc Tôn Trong Đảng


Hoàng Đế Cộng Sản Stalin

Phần Hai
                                               
Tiến Trình Stalin Chiếm Quyền Lực Trong Đảng

Stalin.
Ảnh nguồn: 
wiki.
      Quyền lực đảng và Bộ Chính Trị ngày càng gia tăng khi đảng kiểm soát chính quyền và toàn đảng. Stalin được bổ nhiệm chức vụ Tổng Bí Thư Đảng vào tháng 4 năm 1922.

      Tháng sau đó, Lenin trải qua cơn đột quỵ đầu tiên từ vết thương do Lenin Bị Ám Sát trước đây và vấn đề ai sẽ là người thừa kế trở thành tối quan trọng khi sức khỏe ông ngày càng suy yếu.

      Vai trò Lenin trong phần hành chính quyền cũng suy giảm. Tháng 12 năm 1922, Lenin lại trải qua cơn đột quỵ thứ hai và Bộ Chính Trị ra lịnh cách ly ông.

      Lenin bị cơn đột quỵ thứ ba vào tháng 3 năm 1923 khiến ông nằm gần như bất động trên giường, không nói được và chỉ có thể liên lạc với người chung quanh bằng cách viết chữ.

      Sau cùng Lenin chết vào tháng 1/1924 khi bị cơn đột quỵ thứ tư.

DI CHÚC CỦA HOÀNG ĐẾ LENIN
 “BỊ BỎ VÀO KHO”

      Trước đó thời gian ngắn, do tình trạng sức khỏe Lenin suy giảm rất nhiều, vị trí Tổng Bí Thư Đảng trở nên quan trọng hơn so với dự kiến ban đầu, quyền lực Stalin cũng tăng thêm lên từ bối cảnh chính trị đó.

      Tuy nhiên Lenin ngày càng cảm thấy không dễ chịu về hành vi tham quyền của Stalin, sau cơn đột quỵ thứ nhì,Lenin cho soạn Di Chúc phê bình Stalin và đòi phải cách chức Tổng Bí Thư của Stalin.

      Stalin hiểu được tầm quan trọng của Di Chúc nên hành động trước bằng cách cô lập Lenin với lý do sức khỏe và tìm cách gây uy tín cá nhân trong các cấp ủy đảng.

Grigory 
Zinoviev.
Ảnh nguồn:
 wiki.
      Sau khi Lenin bị cơn đột quỵ thứ ba, bộ ba người “tam đầu chế” (Troika) bao gồm Stalin, Zinoviev, và Kamenev vươn lên nhằm kiểm soát công việc hàng ngày của đảng và nhà nước cũng như tìm cách ngăn ngừa Trotsky chiếm quyền lực. 

      Tuy thế, Zinoviev và Bukharin trở nên ưu tư về sự gia tăng quyền lực của Stalin nên đề nghị đưa Trotsky và Zinoviev vào Ban Bí Thư Đảng nhằm giảm bớt quyền hành Tổng Bí Thư. Stalin phản ứng lại một cách giận dữ khi được biết đề nghị này, tuy nhiên vẫn đồng ý đưa Bukharin, Trotsky và Zinoviev vào Ban Bí Thư.

       Do sự khác nhau ngày càng xa về quan điểm chính trị với Trotsky và nhóm Đối Lập Cánh Tả của ông vào mùa Thu năm 1923, bộ ba Stalin, Zinoviev, Kamenev thống nhất lại. Tại Đại Hội Đảng Lần Thứ 12 trong năm 1923, Trotsky thất bại trong việc dùng Di Chúc Lenin như một công cụ chống Stalin vì lo sợ làm nguy hiểm đến sự ổn định của đảng (trong Di Chúc, Lenin cũng phê bình cả Trotsky).

       Lenin chết tháng 1/1924, và vào tháng Năm, Di Chúc của ông được đọc lớn trước Ủy Ban Trung Ương Đảng (do vợ LeninNadezhda Krupskaya gửi đến Ủy Ban Trung Ương Đảng), nhưng Zinoviev và Kamenev lập luận rằng những phản đối của Lenin về Stalin chứng tỏ không có căn cứ và nên duy trì Stalin trong chức vụ Tổng Bí Thư. Ủy Ban Trung Ương Đảng quyết định không công bố Di Chúc.             
                           
LOẠI TRỪ TROTSKY KHỎI QUYỀN LỰC

       Trotsky là một đồng chí cạnh kề Lenin trong buổi ban đầu lập đảng, ông là nhân vật chỉ huy quân đội Cộng Sản vào những ngày đầu tiên. Trotsky người Nga gốc Do Thái, gia đình thuộc loại giàu có.

Lev Borisovich
Kamenev
(em rể Trotsky).
Ảnh nguồn:
 wiki.
       Với tham vọng độc quyền của Stalin, những vận động chống lại Trotsky được gia tăng, cuối năm 1925 Trotsky bị đưa ra khỏi chức vụ Ủy Viên Nhân Dân Chiến Tranh.

       Trotsky bị tố cáo vì viết bài tiểu luận Những Bài Học Của Tháng Mười”, trong đó phê bình Zinoviev và Kamenev đã đưa ra lời phản đối đầu tiên về kế hoạch của Lenin cho cuộc nổi dậy năm 1917.

       Trotsky cũng bị lên án vì lý thuyết Cách Mạng Thường Trực của ông mâu thuẫn với quan điểm Stalin là Chủ Nghĩa Xã Hội có thể xây dựng ở một quốc gia như Nga mà không có cuộc cách mạng toàn thế giới.  

       Khi triển vọng cho cách mạng ở Châu Âu, đặc biệt là ở Đức trở nên mù mờ xuyên qua thập niên 1920, cũng như thành tựu tạm thời của Xã Hội Chủ Nghĩa ở Liên Bang Sô Viết khiến cho quan điểm Trotsky ngày càng kém lạc quan hơn.

       Với sự kiện Trotsky rời khỏi chiếc ghế Ủy Viên Chiến Tranh, sự thống nhất bộ ba Stalin dường như muốn tan vỡ. Zinoviev, Kamenev lần nữa lại lo sợ quyền lực Stalin, họ cảm thấy vị trí quyền lực cá nhân bị đe dọa.

       Trong khi đó Stalin lại cấu kết với Bukharin và đồng minh khác, những người ủng hộ Chính Sách Kinh Tế Mới và khuyến khích việc làm chậm lại chương trình Công Nghiệp Hóa, khuyến khích nông dân gia tăng sản xuất thông qua biện pháp tiền thưởng thị trường. Zinoviev, Kamenev cho rằng khi thi hành chính sách như thế, Stalin đã quay trở lại Chủ Nghĩa Tư Bản.

       Xung đột bùng ra tại Đại Hội Đảng Lần Thứ 14 tổ chức vào tháng 12 năm 1925, Zinoviev và Kamenev phản đối chính sách độc tài của Stalin và cố gắng làm sống lại Di Chúc Lenin mà họ đã “mai táng” trước đó. Stalin dùng lời phê bình trước đây của Trotsky đối với Zinoviev và Kamenev để đánh bại và trục xuất họ.

STALIN CHO MẬT VỤ DÙNG RÌU
CHÉM BỂ SỌ TROTSKY

       Trotsky hoàn toàn bị loại ra khỏi Bộ Chính Trị năm 1926. Đại Hội Đảng Lần Thứ 14 còn xuất hiện những phát triển đầu tiên về sùng bái cá nhân Stalin khi các đại biểu hoan hô quá mức và coi Stalin như là “lãnh tụ”. 
            

Trotsky (giữa) với các đồng chí người Mỹ
Mexico, thời gian ngắn trước khi bị ám sát.
Ảnh nguồn: wiki.

  
       Trotsky, Zinoviev Kamenev hình thành nhóm Đối Lập Thống Nhất nhằm chống lại chính sách của Stalin và Bukharin nhưng họ đã mất ảnh hưởng trong cuộc tranh giành quyền lực, họ không còn tạo được đe dọa nguy hiểm gì đối với vị trí nhiều uy quyền của Stalin. Tháng 10 năm 1927, Trotsky và Zinoviev bị khai trừ khỏi Ủy Ban Trung Ương Đảng.

       Tại Đại Hội Đảng Lần Thứ 15 tổ chức tháng 12/1927, những thành viên còn lại của nhóm Đối Lập Cánh Tả là đối tượng cho sự lăng mạ và làm nhục. Năm 1928 Trotsky và nhóm Đối Lập Cánh Tả bị đuổi ra khỏi Đảng Cộng Sản Liên Sô.

       Trotsky bị lưu đày đến Alma Ata bây giờ là Kazakhstan ngày 31/1/1928. Ông bị trục xuất khỏi nước Nga tháng 2/1929 cùng với người vợ thứ nhì và đứa con. Nơi dừng chân đầu tiên trong lưu đày sau cùng của cuộc đời là Büyükada thuộc vùng biển Istanbul, Trotsky ở đây 4 năm.

       Năm 1933, Trotsky được cho cư trú tại Pháp nhưng không được tới Paris. Sau đó ông di chuyển tới Na Uy. Hai năm sau do áp lực của Liên Bang Sô Viết, Trotsky bị tạm giam tại gia ở Na Uy, kế đến các viên chức Na Uy thương lượng và Trotsky được di chuyển tới Mexico.

       Trotsky bị Ramón Mercader một nhân viên mật vụ của Stalin dùng rìu chém vào sọ ngày 20/8/1940. Trotsky chết ngày hôm sau. Trước đó, ngày 24 tháng 5 ông cũng bị mật vụ Stalin tấn công mưu sát nhưng thoát chết. 

                 LOẠI TRỪ BUKHARIN                                                                                                                              
       Lúc bây giờ đối thủ nặng ký còn lại của Stalin là Bukharin. Stalin lại sử dụng những chỉ trích của Trotsky đối với các chính sách cánh hữu của Bukharin trước đây để đánh lại Bukharin.

Nikolai
 Bukharin.
Ảnh nguồn:
wiki.
       Stalin quay trở các chính sách tối then chốt của Đảng Cộng Sản Liên Sô như nông dân trở bánh phồng để làm lợi cho cá nhân Stalin.

       Trước đây làm chậm lại chính sách Công Nghiệp Hóa, giờ đây vì muốn chiếm quyền lực tuyệt đối cho riêng mình, lại gia tốc chương trình Tập Thể Hóa nông nghiệp và đẩy nhanh Công Nghiệp Hóa, thúc đẩy Bukharin và những người ủng hộ vào nhóm Đối Lập Cánh Hữu.

       Tại Hội Nghị Trung Ương Đảng tổ chức tháng 7 năm 1928, Bukharin và số người ủng hộ lập luận rằng: chính sách mới của Stalin là nguyên nhân phá vỡ tầng lớp nông dân.

       Bukharin còn nói bóng gió về Di Chúc Lenin. Trong khi Bukharin được đảng ủy Moscow và vài cấp ủy đảng khác ủng hộ, Stalin kiểm soát Ban Bí Thư giúp cho “vị hoàng đế tương lai” này thao túng các cuộc bầu cử trong đảng nhằm chiếm lấy nhiều vị trí đảng then chốt ở khắp Liên Bang, do vậy Stalin nắm được phần lớn Ủy Ban Trung Ương Đảng.      

       Nhóm Đối Lập Cánh Hữu của Bukharin bị đánh bại, Bukharin cố tạo ra một liên minh với khác với Kamenev và Zinoviev nhưng đã quá trễ.  

       Giờ đây Stalin nắm độc quyền lãnh đạo không khác gì một hoàng đế tùy tiện sinh sát để chiếc ngai vàng đầy quyền uy, đầy hưởng thụ, và quá nhiều bổng lộc trong Bộ Chính Trị được vững bền cho tới cuối cuộc đời “làm cách mạng” “vô sản” “giải phóng” dân tộc khỏi ách áp bức của bọn vua chúa tham tàn !!!???.

      Mèo lại hoàn mèo, kết cuộc chỉ có dân là khổ. Đừng tin vào miệng mồm của bọn làm “cách mạng”.
  

Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện được trích từ:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét