Bất Bạo Động Đồng Nghĩa Với Độc Tài Cộng Sản Muôn Năm! Người Việt Phải Hành Động Để Tự Cứu Mình! Đừng Trông Chờ Bất Kỳ Ai. Blog hoạt động từ ngày 28 tháng 2 năm 2.012

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

Công An Nhân Dân Giết Hại Dân Lành




LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT MẬT CHEKA
CỦA CHẾ ĐỘ SÔ VIẾT


TỔNG QUÁT

Felix 
Edmundovich  
Dzerzhinsky.
Ảnh nguồn:
 wiki.
     Cheka (theo chữ Nga: ЧК - чрезвычайная комиссия) là định chế đầu tiên trong hệ thống tổ chức cảnh sát mật của Liên Bang Sô Viết. Không lâu sau khi được thành lập, Cheka chứng tỏ là một lực lượng quân sự quan trọng, rất quyết định cho sự tồn tại của chế độ Sô Viết. Năm 1921, đội quân bảo vệ nội bộ - một phần của Cheka - lên tới 200.000 người.

     Đạo quân này canh gác các trại lao động, điều khiển hệ thống trại tù Gulag, hướng dẫn những hoạt động trưng thu lương thực, đàn áp các cuộc nổi dậy của nông dân, bạo động của công nhân, và sự nổi loạn của Hồng Quân (việc đào ngũ lây lan). Sau năm 1922 Cheka trải qua hàng loạt hoạt động tái tổ chức.

TÊN GỌI

     Tên đầy đủ của Cheka: Всероссийская чрезвычайная комиссия по борьбе с контрреволюцией и саботажем, có nghĩa: “Ủy Ban Đặc Biệt Toàn Nga Đấu Tranh Chống Phản Cách Mạng Và Phá Hoại” thường được viết tắt Cheka hay Vecheka. Năm 1918, tên được sửa lại: “Ủy Ban Đặc Biệt Toàn Nga Đấu Tranh Chống Phản Cách Mạng, Đầu Cơ Trục Lợi Và Cán Bộ Tham Nhũng”.

     Những năm sau “Cách Mạng Tháng 10”, thành viên Cheka thường trang phục loại áo phủ ngoài dài tay bằng da, hình ảnh này cũng được vào điện ảnh và trở thành kiểu mẫu cho các tổ chức mật vụ ở các nước Cộng Sản Đông Âu.

LỊCH SỬ

     Ngày 20/12/1917 sau khi giành được chính quyền không bao lâu, Lenin liền ký sắc luật cho thành lập cơ quan Cheka để bảo vệ chính quyền Cộng Sản. Felix Dzerzhinsky chính thức được bổ nhiệm đứng đầu Cheka.

Biểu tượng của 
Cheka và KGB: 
thanh gươm 
và cái khiên.
Ảnh nguồn: 
wiki.
     Khi đã nắm cơ quan an ninh trung thành tuyệt đối sẳn sàng hành động theo lịnh đảng, Lenin chính thức củng cố quyền kiểm duyệt được thành lập trước đó, ngày 17/11, Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương thông qua một sắc luật trao cho Bolshevik kiểm soát tất cả loại giấy in báo và quyền hành rộng rãi để đóng cửa tất cả tờ báo nào phê bình chế độ.

     Những tờ báo chống Sô Viết bị đóng cửa cho đến khi nào báo Pravda (“Sự Thật”) Izvestia (Tin Tức) thiết lập được sự độc quyền thông tin. Bolshevik không chỉ chống lại những kẻ thù truyền thống như tư sản và cánh hữu nhưng người XHCN, công nhân, nông dân sẳn sàng bị kết tội phản động, là kẻ thù, một khi họ phản đối sự cai trị độc tài của đảng.

      Ngày 19/12/1918, sau một năm được thành lập, Lenin ra lịnh thông qua nghị quyết cấm báo chí của Bolshevik viết hay phát hành các bài báo phỉ báng Cheka. Lenin nói “một người Cộng Sản tốt cũng phải là một nhân viên Cheka tốt.”

      Cheka được thành lập suốt những ngày phôi thai của chính quyền Bolshevik. Lúc đầu, thành viên Cheka là độc quyền của Bolshevik, tuy nhiên sau này vào tháng 1/1918 có cả Ðảng Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa Cánh Tả tham gia, cuối năm 1918 Ðảng Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa Cánh Tả bị trục xuất và bị bắt giữ vì cố gắng nổi loạn chống lại tham vọng và quyền thống trị của Bolshevik.  

 Tranh 
tuyên truyền
của Sô Viết 
 thập niên 
1920:
 “GPU đánh 
vào đầu 
bọn phá hoại 
phản 
cách mạng”.
Ảnh nguồn:wiki.


      Cơ quan mật vụ Cheka với mục đích tiên khởi làm ra vẻ là để điều tra kẻ phá hoại hay chống cách mạng nhưng không lâu sau đó Cheka chỉ đạo việc bắt giữ hàng loạt, nhốt tù và hành quyết ”kẻ thù của nhân dân” hay ”kẻ thù giai cấp” như thành phần tư sản, thành viên Giáo Hội, các đối thủ chính trị của chế độ mới. Cheka giữ vai trò đàn áp Cuộc Nổi Dậy Kronstadt năm 1921 và sắp xếp chiến dịch đàn áp nổi tiếng ”Khủng Bố Đỏ”.

      Cheka đảm nhận vai trò của Okhranka, tổ chức đàn áp của chế độ Nga Hoàng trước đó không lâu. Năm 1918 chính quyền Cộng Sản bắt đầu giải giao các đối thủ chính trị đến các trại lao động khổ sai ở Siberia và vùng cực Bắc Liên Sô (hệ thống trại tù Gulag khét tiếng). Các trại cưỡng bức lao động này kế thừa từ hệ thống trại lao động cưỡng bức và trừng phạt Katorga của Nga Hoàng.

      Năm 1922, Cheka được chuyển đổi thành Cơ Quan Quản Lý Chính Trị Nhà Nước hay GPU. Tổng quát GPU là bộ phận chủ lực gây nhiều tội ác trong tổ chức cảnh sát mật Cheka, sau đó GPU được đổi tên thành OGPU trong cơ quan NKVD (kế thừa từ Cheka), về sau lại đổi thành GUGB cũng trực thuộc NKVD, cuối cùng mang tên KGB (hậu thân của Cheka và NKVD).

      OGPU đóng vai trò chính trong việc khai sinh hệ thống nhà tù Gulag gây nỗi ám ảnh kinh hoàng cho nhân loại.    

HOẠT ĐỘNG CỦA CHEKA

      1/ Theo Dõi Và Trừng Phạt Những Kẻ Đào Ngũ Và Gia Đình Họ

      Trong thời gian năm 1919-1920 có hơn 3 triệu quân nhân đào ngũ khỏi Hồng Quân Sô Viết, lực lượng quân sự của Cheka và những bộ phận đặc biệt đã bắt lại được khoảng 500.000 người năm 1919, và gần 800.000 người trong năm 1920. Người đào ngũ thường là nông dân bị cưỡng bức động viên. Hàng ngàn người đào ngũ bị giết, gia đình họ bị đối xử như con tin.

      Theo chỉ thị của Lenin về vấn đề giải quyết tội phạm đào ngũ:“Sau khi chấm dứt thời hạn chót 7 ngày cho kẻ đào ngũ phải tự trở lại đơn vị, sự trừng phạt phải gia tăng cho những tên phản bội ngoan cố đối với sự nghiệp của nhân dân. Gia đình chúng và bất cứ ai giúp đỡ kẻ đào ngũ phải bị coi như con tin và bị đối xử thích đáng với tội vi phạm luật pháp.

      Trong tháng 9/1918 chỉ trong 12 tỉnh của Nga, có 48.735 kẻ đào ngũ và 7.325 “quân cướp” bị bắt giữ, 1.826 người bị bắn chết và 2.230 người bị bắt rồi mang ra hành quyết. Một báo cáo tiêu biểu của Cheka viết như sau: “Tỉnh Yaroslavl, ngày 23 tháng 6 năm 1919. Sự nổi dậy của bọn đào ngũ trong vùng Petropavlovskaya bị dẹp yên. Gia đình chúng bị bắt làm con tin. Khi chúng ta bắn một người từ mỗi gia đình, chúng không còn nuôi hy vọng. 34 tên đào ngũ đã bị bắn để làm gương.”


Petropavlovskaya (Petropavlovsk)
Ảnh nguồn: map Google. 


      2/ Số Lượng Nạn Nhân

      Các ước lượng về con số nạn nhân bị hành quyết dưới bàn tay Cheka khá khác nhau. Con số thấp nhất được Martyn Latsis, phụ tá số một của Dzerzhinsky, cung cấp giới hạn trong lãnh thổ Nga (không phải toàn Liên Bang) thời gian từ năm 1918 – 1920 như sau:

      a/ Từ 1918 tới tháng 7/1919 chỉ trong 20 tỉnh miền Trung Nga: năm 1918: 6.300 nạn nhân, năm 1919 (tính tới tháng 7):2.089 nạn nhân, tổng số 8.389 nạn nhân.

      b/ Trong suốt thời gian 1918 – 1919, 1918: 6.185 nạn nhân, 1919: 3.456 nạn nhân, tổng số: 9.641 nạn nhân.

      c/ Từ năm 1918 – 1920, tổng số 12.733 nạn nhân bị hành quyết.

      Các chuyên gia đồng ý chung rằng các con số bán chính thức này là quá thấp. W. H. Chamberlin nói: ”Khó có thể tin Cheka chỉ giết có 12.733 người trong toàn nước Nga lúc cuối nội chiến”, ông đưa ra con số“khiêm nhường và hợp lý” là 50.000 người. Những người khác trưng ra con số rất lớn: 500.000 nạn nhân. Vài học giả đưa ra con số bị hành quyết: 250.000 người.

     Có người tin số nạn nhân bị giết dưới tay Cheka nhiều hơn bị chết trong chiến tranh. Chính Lenin không cảm thấy bị xao xuyến về số lượng người bị cơ quan mật vụ của chế độ ông ta giết hại. Tại cuộc họp Bộ Chính Trị ngày 14/5/1921 do Lenin chủ tọa đã thông qua đề nghị”cho mở rộng quyền hạn Cheka trong việc thực thi lịnh tử hình“.  

Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

Nguồn tham khảo và dữ kiện trích từ:

1 nhận xét: